Cách chữa bệnh tiểu đường nhanh nhất có bị tái phát không?

Bạn thân mến!

Cái gì nhanh thường không chắc chắn, cũng giống như “làm nhanh mà ẩu” - kết quả đạt được sẽ không cao.

Vậy cách chữa bệnh tiểu đường nhanh nhất có dễ tái phát không? Điều trị như thế nào thì kết quả đạt được bền vững lâu dài?

(Ảnh minh họa. Tiêm insulin để ổn định đường huyết)

Trong trường hợp khẩn cấp cách chữa bệnh tiểu đường nhanh nhất cứu được tính mạng người bệnh

Nếu như người bệnh phải nhập viện cấp cứu do tăng/hạ đường huyết đột ngột; cần đường huyết ổn định cho quá trình phẫu thuật; đối phó với các biến chứng cấp và mạn tính;… thì phải cần đến những loại thuốc có tác dụng nhanh chóng, kịp thời.

Trong trường hợp này, liều tiêm insulin có tác dụng nhanh sẽ phù hợp nhất - là vị cứu tinh kịp thời.

Hoặc trong trường hợp người bệnh có thể tự kiểm soát đường huyết của mình, có thể uống ngay liều thuốc Tây đã được bác sỹ chỉ định. Hoặc nếu hạ đường thì có thể uống nước đường, mật ong, kẹo ngọt,… để kéo đường trong máu lên tức thời.

Tuy nhiên, dù muốn hay không, bệnh nhân cần phải kiểm soát chỉ số đường huyết của bản thân mình, nhất là các thời điểm như trước/ sau khi ăn; trước/ sau khi luyện tập; trước/ sau khi ngủ, để không xảy ra những trường hợp nguy kịch hay tình huống bất ngờ hạ/ tăng đường huyết, rất nguy hiểm.

Đa số các biến chứng mạn tính nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, hoặc dẫn đến đột quỵ nằm liệt giường là do không duy trì được chỉ số đường huyết ổn định lâu dài.

Liệu cách chữa bệnh tiểu đường nhanh nhất có giúp cải thiện vấn đề của căn bệnh không?

Đúng là rất lợi ích trong trường hợp nguy cấp, nhưng liệu cách chữa bệnh tiểu đường nhanh nhất có cải thiện được vấn đề sinh ra bệnh, hay chỉ chú trọng điều trị triệu chứng?

Điều này mới đáng lo! Chúng ta phải đi tìm phương pháp hữu hiệu điều trị bệnh tận gốc, chứ không phải là một phương pháp điều trị phụ thuộc vào thuốc suốt đời.

Như bạn biết đấy, Đông y chủ trị đi phục hồi, trong khi Tây y lại chú trọng đi giải quyết triệu chứng cấp bách. Tuy rằng phương pháp nào cũng có lợi thế, nhưng cốt tủy của điều trị bệnh đó là phục hồi cơ thể, duy trì được hoạt động bên trong cơ thể. Để rồi cuối cùng, tự nó làm, tự nó điều chỉnh, tự nó đẩy lùi căn bệnh mà không cần nhờ thuốc hỗ trợ hay làm “dùm” nữa.

Theo chúng tôi, bệnh nhân nên kết hợp cả nhanh và chậm. Nhanh để an toàn trước các triệu chứng cấp tính khi cơ thể chưa tự điều tiết lượng đường bên trong. Chậm là để phục hồi cơ chế tự nhiên trong cơ thể. Để cuối cùng, bệnh được ổn định, biến chứng được ngăn chặn và kiểm soát tốt nhất.

Tuy thế, người bệnh cần phải xác định tâm lý sống chung với căn bệnh suốt đời. Như vậy, mới đủ niềm tin, sự kiên nhẫn để nỗ lực chiến thắng bệnh nan y.

Cách chữa bệnh tiểu đường nhanh nhất có bị tái phát không? Có tác dụng phụ nào đi kèm?

 

(Ảnh minh họa)

Dù mọi nỗ lực của bác sỹ để kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để tăng hiệu quả điều trị và giảm đi những triệu chứng phụ đi kèm. Nhưng trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây, tiêm insulin, thì người bệnh vẫn phải chịu đựng (dù ít hay nhiều).

Các loại thuốc Tây được kết hợp trong điều trị tiểu đường type 2 và các tác dụng phụ đi kèm:

• Nhóm sulphonylurea (làm tăng tiết insulin), có tác dụng phụ như tăng cân, giữ nước và gây phản ứng hạ đường huyết.

• Thuốc ức chế men alpha-glucosidase (làm chậm hấp thu đường glucose từ ruột vào máu), gây đầy hơi, tiêu chảy, đặc biệt là sau bữa ăn giàu carbohydrate.

• Metformin (tăng nhạy cảm insulin), kèm theo các tác dụng phụ như có vị kim loại trong miệng, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, giảm khả năng hấp thu vitamin B12 và acid folic.

• Nhóm thiazolidinedione (TZD) hay glitazone ( Rosiglitazone, Pioglitazon ) - ( tăng hoạt tính của insulin), thuốc gây tăng tích lũy lớp mỡ dưới da gây tăng cân, giữ nước, phù bàn chân, cẳng chân.

• Nhóm Meglitimide, thuốc có thể gây đau bụng và tiêu chảy;

• Nhóm ức chế SGLT2: Canagliflozin (Invokana), Dapagliflozin (Farxiga), gây ra tác dụng phụ như nhiễm trùng đường tiểu, viêm nhiễm âm đạo.

• Nhóm ức chế DPP - 4, nhóm thuốc mới giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện chỉ số HbA1c và không gây hạ đường huyết, tuy nhiên lại bị phân hủy rất nhanh do enzyme DPP – 4.

• Điều trị phối hợp các thuốc:

Sulfonylurea + metformin hoặc alpha-glucosidase hoặc TZD.

Metformin + alpha-glucosidase hoặc TZD.

Insulin + sulfonylurea hoặc metformin hoặc alpha-glucosidase.

Các loại Insulin phân theo thời gian tác dụng:

+ Insulin tác dụng kéo dài

+ Insulin tác dụng nhanh

+ Insulin tác dụng ngắn

Bệnh nhân phải gánh chịu những hậu quả như thế nào?

• Hạ đường huyết do dùng quá liều insulin, các triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, run, tăng tiết mồ hôi, cảm giác đói, tê môi, tê đầu lưỡi, nhức đầu, lơ mơ, hôn mê, đánh trống ngực;

• Hiện tương kháng insulin khi điều trị bằng insulin;

• Loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm insulin, thường xuất hiện sau 1 - 6 tháng điều trị;

• Dị ứng với insulin: Xuất hiện từ 15-30 phút sau khi tiêm, xuất hiện quầng màu hồng nổi mẩn mề đay tại chỗ tiêm;

• Sốc phản vệ, nổi mề đay;

• Các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, ngứa, đau trong xương, rối loạn tiêu hóa.

Vậy nên, cách chữa bệnh tiểu đường nhanh nhất cũng có hai mặt. Cách tốt nhất, bệnh nhân phải duy trì cả cách điều trị nhanh và chậm – tức là vừa đi kiểm soát biến chứng, vừa phục hồi các tổn thương.

Bạn tham khảo thêm các thảo dược an toàn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả nhất hiện nay.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta chỉ để ý đến triệu chứng bệnh, mà toàn quên đi cơ thể đang suy yếu do bệnh và cả do thuốc điều trị. Cần phải tìm đúng phương pháp vừa đối chọi với triệu chứng, vừa phục hồi tổn thương bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 454
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol