Cách chữa bệnh gút (gout) của người dân tộc tày, có gì đặc biệt?

 

Bạn thân mến!

Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc anh em sinh sống trải dài từ Bắc chí Nam, mỗi vùng miền, mỗi bản sắc khác nhau. Ở khu vực cao nguyên phía Đông và Tây Bắc, nhờ sống gần với thiên nhiên, ít tiếp xúc được với nền văn minh như dưới xuôi, nên việc trị bệnh chủ yếu từ các loại lá cây hái trong rừng.

Đúc kết từ kinh nghiệm trong đời sống, cách chữa bệnh gút (gout) của người dân tộc Tày đã đem lại hiệu quả và được nhiều bệnh nhân tin tưởng điều trị.

Vậy cách chữa bệnh gout (gút) của người dân tộc Tày có gì đặc biệt? Và gồm các loại thảo dược gì? Hiệu quả ra sao? Có đúng như nhiều bệnh nhân đã chia sẻ? 

Ảnh minh họa

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cách chữa bệnh gút (gout) của người dân tộc Tày từ loại nguyên liệu quen thuộc, gần gũi, dễ tìm mà bạn không thể nào ngờ đến.

Bài thứ nhất: Từ hạt đậu xanh

Thành phần trong hạt đậu xanh có tác dụng tích cực cho bệnh gout:

Trong đậu xanh có nhiều thành phần vitamin và khoáng chất như Vitamin C, A, B1, B2, PP, Kali, Fe, P,… giúp đào thải axit uric trong máu và các khớp ra ngoài.

Theo Đông y, vỏ đậu xanh có chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể người bệnh hạn chế hấp thu đạm, kìm hãm sự hình thành của axit uric trong máu và tại các khớp.

Hai bài thuốc từ đậu xanh được nhiều người áp dụng:

Bài 1: Hạt đậu xanh để nguyên hạt, vỏ, rửa sạch, cho vào nồi ninh nhừ, không cho thêm gia vị. Buổi sáng ăn một chén thay bữa sáng, buổi chiều một chén. Cứ thế làm liên tục 30 ngày.

Bài 2: Giúp giảm sưng, đau các khớp khi tái phát cơn đau gout cấp.

Nguyên liệu gồm: 1 nắm đậu xanh, 3 củ hành ta, một nắm lá ngải cứu, một ít nước gừng tươi. Các nguyên liệu này rửa sạch, cho vào cối giã nát đắp trực tiếp lên khớp bị đau mỗi ngày 2 lần, đắp liên tục cho đến khi các khớp trở lại bình thường.

Tuy nhiên, đây vẫn là một kinh nghiệm truyền miệng, hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.Bài thuốc này, được kết hợp theo đường ăn uống và đắp bôi bên ngoài, nên kết quả đến chậm, cần thời gian mới có tác dụng và giúp hỗ trợ cho phương pháp điều trị khác.

Cách chữa bệnh gút (gout) của người dân tộc Tày được lưu truyền từ đời này sang đời khác?

Các dân tộc thiểu số thường tìm học các cây cỏ dược liệu trong rừng để tự chữa bệnh cho mình, người thân và cũng để lưu truyền từ đời này sang đời khác, không bị thất truyền.

Họ quan niệm, khi mắc bệnh gì, thì trong rừng sẽ có cây thuốc để điều trị bệnh đó. Và mỗi loại cây thì có một vị “thần” cai quản và phải hái đúng thời điểm, thành phần dược tính có trong thảo dược mới phát huy tốt nhất.

Quá trình sao tẩm thuốc, cũng cần phải đúng để giữ nguyên được các thành phần dược tính có tác dụng tích cực cho căn bệnh và loại bỏ, hạn chế độc dược làm ảnh hưởng đến bệnh nhân.

Bài thuốc thứ hai: từ cây lá nương và được kết hợp cùng các nguyên liệu khác.

Các loại thảo dược này, được tìm kiếm từ rừng tự nhiên, đây là một bài thuốc gia truyền của người dân tộc Tày dùng để điều trị bệnh gout, gan, thận.

Sự kết hợp của các loại thảo dược đem đến tác dụng: Hỗ trợ đào thải axit uric hiệu quả, phòng ngừa cơn đau gout cấp và các biến chứng nghiêm trọng, phục hồi chức năng gan thận.

* Lưu ý: Tác dụng của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa và khả năng hấp thụ của từng người.

Cách chữa bệnh gút (gout) của người dân tộc Tày có giải quyết được tận vấn đề căn bệnh không?

Trong điều trị gout, hướng điều trị của các bài thuốc phải đi đúng hướng để giải quyết các vấn đề:

• Ngăn chặn sự hình thành axit uric trong máu và tại khớp

• Phục hồi thận, gan để giúp đào thải axit uric ra ngoài

• Ngăn ngừa gout cấp tái phát và các biến chứng liên quan.

Hai cách chữa bệnh gút (gout) của người dân tộc Tày áp dụng có hiệu quả, thì bản thân người bệnh phải tuân thủ một chế độ ăn uống và lối sống phù hợp:

• Khi áp dụng bài thuốc dùng hạt đậu xanh, tuyệt đối không được dùng các loại thuốc Tây, vì có thể làm giã thuốc.

• Uống nhiều nước lọc, các loại nước khoáng không gaz để hỗ trợ đào thải độc tố và axit uric ra ngoài.

• Kiêng các loại thực phẩm giàu đạm, béo, nhân purine như thịt bò, thịt chó, rượu bia, hải sản, nội tạng động vật,…

• Ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ, nhiều thành phần kháng viêm nhất là anthocyanin, thường có trong các loại quả màu tím, đỏ như lựu, quả anh đào, quả việt quất, lê, đào, táo,…

• Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, nhẹ nhàng và toàn thân, sẽ giúp hệ cơ xương dẻo dai, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

• Giữ tinh thần tích cực, vui tươi, thư thái.

Cách chữa bệnh gút (gout) của người dân tộc Tày được kế thừa từ ông cha, qua nhiều đời đúc rút, nghiên cứu đã có những kết quả tuyệt vời đến với căn bệnh gout.

Bạn có thể cân nhắc để lựa chọn áp dụng hỗ trợ điều trị cho chính mình và người thân.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 295
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa