Cách ăn uống điều trị bệnh tiểu đường cân bằng chỉ số đường huyết

 

Bạn thân mến!

Chế độ ăn uống rất quan trọng! Bệnh cũng từ ăn uống, được khỏe mạnh cũng từ ăn uống. Cách ăn uống giúp bạn phòng ngừa được bệnh tiểu đường, cũng như vậy, cách ăn uống điều trị bệnh tiểu đường, giúp bệnh nhân kiểm soát căn bệnh chủ động tại nhà.

Vậy như thế nào mới ăn uống đúng? Bệnh nhân tiểu đường cần phải ăn như thế nào, uống như thế nào, vận động như thế nào mỗi ngày để khỏe mạnh?

Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vấn đề ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại trái cây có GI thấp

Đầu tiên, chúng ta cần xét xem, tại sao phải ăn và uống? Và cần ăn ngon không? Ăn như thế nào cho đúng và để khỏe chứ không ăn sinh ra bệnh?

Con người cần duy trì sự sống, nên cần phải ăn và uống để nuôi cơ thể và tinh thần. Trước kia, ta ăn uống để no cái bụng, để có sức làm việc và hưởng thụ cuộc sống giản dị.

Còn thời hiện đại, ta tìm những món ngon để ăn và trải nghiệm ẩm thực đó đây, cũng để nuôi cơ thể và tinh thần, cũng cho no cái bụng nhưng quá quá, nên thừa, nên dư và sinh ra bệnh cũng vì thế.

Nên xét về mặt ăn uống, không nhất thiết phải ăn ngon, món này món kia, mà phải có sức khỏe. Tức là, ta cần phải ăn uống làm sao cho điều độ, khỏe khoắn thể chất và tinh thần, để góp phần hữu ích cho gia đình và xã hội.

Chứ ăn uống không đúng và phù hợp dẫn đến bệnh tật, đớn đau, là gánh nặng cho kinh tế gia đình và xã hội.

Cũng như vậy, bạn hãy nên chọn cách ăn uống điều trị tiểu đường cho chính mình để khỏe, cũng như dừng lại những thói quen không tốt - ngay bây giờ!

Để áp dụng cách ăn uống điều trị tiểu đường, cần phải chú ý đến các chỉ số quan trọng nào?

Không phải dư đường - bớt đường lại là xong, mà cần đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các chỉ số sau đây bạn cần đảm bảo khi áp dụng cách ăn uống trong điều trị tiểu đường tại nhà:

Chỉ số đường huyết: Dù bạn có bỏ hết đường hay cách nào khác, cần đảm bảo mức đường huyết cân bằng, tức là, không tăng vọt hay tụt thấp. Vì cao quá hay hạ thấp đều nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng cấp tính như cấp cứu do hạ/ tăng đường huyết; hôn mê; đột quỵ; nhồi máu cơ tim; tăng huyết áp;…

Chỉ số GI và GL cân bằng: Bạn cần phải lựa chọn thực phẩm có chứa carbohydrate trong ngày mà hai chỉ số GI và GL cân bằng, như vậy, mới duy trì được mức đường huyết lý tưởng cho bệnh nhân thông qua chế độ ăn uống.

Nhu cầu kcal của cơ thể mỗi bệnh nhân: Tùy theo công việc (nặng, nhẹ, trung bình), chế độ luyện tập, lứa tuổi, chiều cao, cân nặng, tương ứng với từng thành phần dinh dưỡng trong ngày, mới đưa ra mức nhu cầu năng lượng của mỗi bệnh nhân phù hợp.

Cách ăn uống điều trị tiểu đường vô cùng quan trọng, nhưng lại phức tạp cho bệnh nhân, không biết phải kết hợp việc ăn uống như thế nào cho hợp lý và an toàn?

Bấm vào vào tại đây xem >>>  Chế độ ăn cho ngưới tiểu đường

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường phải đủ các thành phần dinh dưỡng

Cách ăn uống điều trị tiểu đường như thế nào mới đúng và đủ đảm bảo được các chỉ số trên?

Thông qua các bước sau, sẽ giúp bạn xác định được nhu cầu năng lượng trong ngày của mình và nhu cầu của từng thành phần dinh dưỡng cần bổ sung là bao nhiêu/ người/ ngày.

1. Bước 1: Tính cân nặng lý tưởng hoặc chỉ số BMI

• Cân nặng lý tưởng(CNLT) = (Chiều cao(cm) – 100)* 0.9

• Hoặc BMI = Cân nặng(kg) /(Chiều cao* chiều cao(m))

(Chỉ số BMI bình thường từ 18,5 – 22,9)

2. Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng theo từng giới tính và tính chất công việc


Mức lao động

Nhu cầu năng lượng

Nam

Nữ

Nhẹ

BMI/CNLT*30kcal/ ngày

BMI/CNLT *25kcal/ ngày

Trung bình

BMI/CNLT *35kcal/ ngày

BMI/CNLT *30kcal/ ngày

Nặng

BMI/NL*45kcal/ ngày

BMI/CNLT *40kcal/ ngày

3. Bước 3: Chọn lựa thực phẩm và chế biến các món ăn theo thành phần dinh dưỡng thiết yếu:

Tỷ lệ cân đối cho các thành phần:

Nhóm chất dinh dưỡng

NL cung cấp/1g

Nhu cầu/ tổng NL

Có nhiều trong các loại thực phẩm

Chất đường bột (carbohydrate)

4 kcal

55 – 60%

Cơm, mỳ, bún, phở, ngũ cốc

Chất đạm

4 kcal

15 – 20%

Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, hải sản

Chất béo

9 kcal

< 25%

Dầu thực vật và trong các loại thực phẩm.

Chất xơ

Khoảng 30 – 40g/ ngày, không cung cấp năng lượng nhưng làm chậm hấp thu đường vào máu, tốt cho tiêu hóa, giảm cholesterol.

Trong một dĩa cơm buổi trưa và chiều, có thể chia đơn giản như sau:

• 2/4 là rau củ - quả không chứa tinh bột

• ¼ là thịt, cá, gà,… không có da và mỡ

• ¼ còn lại là cơm, bún phở – thành phần tinh bột, đường.

• Uống 1 ly sữa nhỏ không đường(tùy theo)

• 1 miếng trái cây tráng miệng (nên chọn loại trái cây ít ngọt, có GI thấp)

Để cụ thể hóa thực đơn, cần phải dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân mới đưa ra mức dinh dưỡng phù hợp.

Kết luận, cách ăn uống điều trị tiểu đường cần phải đảm bảo các chỉ số về đường huyết, GI, GL, mức năng lượng cần thiết trong ngày, thì mới đảm bảo an toàn trong việc kiểm soát bệnh tật cho bệnh nhân tại nhà.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Để có sức khỏe toàn diện, ngoài một tinh thần khỏe, cần phải có một thân thể khỏe khoắn, không bệnh tật, bạn nhé! Chúng ta cùng thực hiện như vậy mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 405
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol