Cách ăn chữa bệnh tiểu đường – KHÓ thực hiện hơn việc nói
Bạn thân mến!
Cứ nói là sẽ vượt qua được “sự thèm khát” do bệnh tiểu đường gây ra, nhưng trên thực tế, nhiều bệnh nhân đã không thể cưỡng lại “sự ma mị” của đồ ăn thức uống, nhất là món ngọt.
Cách ăn chữa bệnh tiểu đường đóng vai trò quyết định trong điều trị bệnh tiểu đường, ổn định các chỉ số ở mức an toàn, cũng như hỗ trợ tốt nhất cho phác đồ điều trị bằng thuốc.
Trong bài viết này, chúng tôi cùng chia sẻ đến bạn một số cách ăn uống khoa học và tiết độ cho bệnh nhân, trên con đường chiến thắng căn bệnh nan y – tiểu đường.
(Ảnh minh họa. Internet)
Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!
Nên chia ra nhiều bữa ăn trong ngày – là cách ăn chữa bệnh tiểu đường bạn nên tuân thủ
Trong một ngày, đối với bệnh nhân tiểu đường, cần chia ra khoảng 5 – 6 bữa ăn, gồm 3 bữa chính hoặc từ 1-3 bữa phụ. Nhằm giúp duy trì ổn định đường huyết suốt cả ngày, tránh cho người bệnh không phải đối diện với sự tăng/ giảm đường huyết đột ngột, do ăn quá nhiều trong một bữa, hoặc bị tụt đường khi bị đói.
Nhiều bệnh nhân cảm thấy phiền phức và rất mất thời gian với chế độ ăn uống tỉ mỉ này. Nhưng chúng tôi không nghĩ như vậy! Ba bữa chính trong ngày được tuân thủ thời gian giống như người bình thường. Còn các bữa phụ bạn chỉ cần ăn nhẹ ít trái cây, ít bánh ăn kiêng hoặc ly sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường, hay sữa đậu nành. Rất tiện lợi và ngăn chặn được các biến chứng cấp tính nguy hiểm do đường huyết trồi sụt.
Thời gian đầu, bạn sẽ thấy hơi “phiền” vì cứ phải nhớ chừng đến việc ăn uống theo chế độ. Nhưng khi đã quen và hiểu thấu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh, bạn sẽ không còn thấy phiền hay khó khăn chi nữa.
Chia bữa ăn nhỏ ra trong ngày, cũng giúp việc luyện tập thể thao được thuận lợi hơn, tránh hạ đường huyết trong quá trình luyện tập, hoặc các biến chứng cấp tính khác do hạ đường huyết.
Đây là cách ăn giúp bệnh nhân sống vui – khỏe với bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, chất xơ và đầy đủ dinh dưỡng – là cách ăn chữa bệnh tiểu đường an toàn, chứ không phải là kiêng khem quá mức
(Ảnh minh họa. Internet)
Rau xanh và trái cây được ưu tiên trong dĩa cơm bình thường, nhưng không vì thế mà bệnh nhân chỉ ăn thuần rau xanh, mà từ chối các món ăn chứa chất đạm béo, đường tinh bột, vì nghĩ rằng có thể làm tăng đường huyết và các biến chứng bệnh tiểu đường.
Không phải vậy! Khi ăn uống quá kiêng khem, sẽ không cung cấp đủ năng lượng cần thiết đến tế bào cơ thể duy trì mọi hoạt động bình thường. Khiến cơ thể bị tiều tụy, hao mòn, suy nhược, dễ dẫn đến bùng phát các biến chứng cấp tính nguy hiểm cho tính mạng như trụy tim, tụt huyết áp, hạ đường huyết, chóng mặt, hoa mắt, hôn mê,…
Một chế độ giàu chất xơ được ưu tiên sẽ giúp cải thiện độ nhạy của insulin, giúp quá trình trao đổi chất được thuận lợi hơn, hấp thu đượng chậm chậm từ từ vào cơ thể, giúp ổn định đường huyết. Hơn nữa, chất xơ được bổ sung từ chế độ ăn giúp người bệnh duy trì được cân nặng, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn chặn bệnh về tim mạch, mỡ máu,…
Cách ăn chữa bệnh tiểu đường đúng phải phù hợp với người bệnh, về sở thích, khẩu vị, tính chất công việc
(Ảnh minh họa. Internet)
Tùy theo chiều cao, cân nặng, lứa tuổi, tính chất công việc, cường độ hoạt động trong ngày, để tính ra được nhu cầu năng lượng - kcal tương ứng của từng bệnh nhân. Người bệnh dựa vào mức kcal này để đưa ra thực đơn phù hợp cho chính mình.
Để việc tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem đạt được kết quả, bạn nên chọn các loại thực phẩm, món ăn được chế biến theo sở thích, khẩu vị. Điều này, vừa giúp người bệnh có thêm hưng phấn trong việc duy trì một chế độ ăn tiết độ trong điều trị bệnh, vừa vẫn phải đảm bảo các thực phẩm được lựa chọn phù hợp. Tránh tối đa các thực phẩm không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Người bệnh có thể tạo ra những món ăn đa dạng, đủ các loại thực phẩm khác nhau được thay đổi liên tục. Như hôm nay ăn cá, thì hôm sau phải ăn thịt. Sáng ăn thịt gà, chiều nên ăn món thịt heo. Sáng ăn ít trái cam, chiều nên thay thế bưởi,.. Thay thế như vậy, vừa không gây chán ngán món ăn quen thuộc, vừa giúp bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm cho người bệnh.
Cách ăn đúng sẽ giúp người bệnh lạc quan hơn về căn bệnh nan y, cũng là để duy trì một sức khỏe dẻo dai, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Kết luận, cách ăn chữa bệnh tiểu đường vừa khó mà cũng vừa dễ áp dụng. Khó cho người bệnh lười biếng, coi thường biến chứng bệnh tiểu đường, có tư tưởng “mac-ke-no – mặc kệ nó, tới đâu thì tới”. Nhưng với những ai luôn đề cao sức khỏe của chính mình, thì sẽ áp dụng nghiêm túc được thôi.
Bạn tham khảo thêm một số thảo dược an toàn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2, bằng phục hồi cơ chế hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể.
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Không ai yêu chính mình hơn bạn, và cũng chính bạn là người cứu chính mình trước sự tàn phá của căn bệnh nan y.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!