Biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường, do nguyên nhân chính nào?

 

Bạn thân mến!

Biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường vốn rất nguy hiểm, nếu để nhiễm trùng lan rộng thì rất khó điều trị, lâu lành, dễ lây lan sang những vùng khác, thậm chí có thể bị hoại tử, và phải cắt bỏ chi nếu như không thể chữa lành.

Vậy nên, bệnh nhân tiểu đường luôn phải kiểm tra bàn chân của mình hàng ngày, để phát hiện sớm vết lở loét (nếu có), để kịp thời điều trị. Nguyên nhân nào gây ra biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường? Người bệnh ngăn chặn biến chứng này bằng cách nào?

Ảnh biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Các nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường?

Các nguyên nhân trực tiếp có thể gây ra biến chứng ở chân:

Biến chứng thần kinh: 40% bệnh nhân đái tháo đường mắc biến chứng này, khiến cho cơ thể không cảm nhận được cảm giác đau, nóng hay lạnh, nên khi chân bị thương thì rất khó nhận biết. Chỉ đến khi chân sưng to hoặc lở loét, nhiễm trùng lan rộng thì mới phát hiện, thì việc điều trị rất khó khăn.

Mạch máu: Các bệnh về xơ vữa động mạch vành, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến những vùng xa của cơ thể, nhất là bàn chân, điều này sẽ làm khó lành vết thương, nhiễm trùng. Trong trường hợp bị tắc mạch máu hoàn toàn, thì bàn chân và các ngón chân sẽ bị hoại tử toàn bộ.

Nhiễm trùng: So với người bình thường, vết thương của bệnh nhân tiểu đường dễ nhiễm trùng hơn, do đường máu cao và tuần hoàn máu kém, nên các phản ứng bảo vệ nhiễm trùng yếu. Nhất là đối với những bệnh nhân thường xuyên làm việc trong những môi trường dễ tổn thương, dễ nhiễm trùng, nên khi nhiễm trùng thì lan rộng nhanh.

Các nguyên nhân khác: Béo phì (làm tăng áp lực lên bàn chân); giảm thị lực (khó phát hiện được vật sắc nhọn, dễ ngã,…); bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu năm; kiểm soát đường huyết kém; bệnh thận; rối loạn mỡ máu; hoặc các bệnh nhân đã có tiền sử lở loét hoặc cắt cụt chi;…

Vậy, đối với các nguyên nhân gây ra biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường, có cách nào khắc phục hoặc ngăn chặn không?

Xem tại đây >>> Phương trị bệnh tiểu đường

Biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường có thể ngăn chặn bằng cách nào?

Việc quan trọng nhất để ngăn chặn được biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường cũng là vấn đề cấp thiết để kiểm soát các biến chứng nghiêm trọng khác. Đó là kiểm soát tốt lượng đường huyết, luôn đạt mức lý tưởng và ổn định.

Đường huyết không ổn định chính là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể người bệnh, lượng đường cần thiết để nuôi các tế bào không đủ, vì insulin bị thiếu hụt hoặc không được sử dụng, nên mới gây ra tình trạng lượng đường trong máu tăng cao và phát sinh ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, trong đó có biến chứng ở chân.

Vậy nên, sử dụng phương pháp điều trị bằng Đông y hay Tây y, kết hợp với chế độ ăn uống, lối sống hợp lý, điều độ sẽ giúp người bệnh ổn định được lượng đường huyết trong máu.

Nhưng theo chúng tôi, để đạt được ngưỡng đường huyết lý tưởng ổn định, lâu dài, cần phải được điều trị từ gốc, xuất phát từ cơ quan chịu trách nhiệm chính sản sinh insulin, đó là Tụy. Tụy khỏe, thì insulin mới được cung cấp đầy đủ, cơ chế trong cơ thể được trở lại quỹ đạo bình thường, và lượng đường huyết được kiểm soát tự nhiên.

Nhờ ổn định từ nguyên nhân, biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường sẽ được kiểm soát tốt nhất.

Tại nhà, bệnh nhân cần phải chủ động chăm sóc bản thân như thế nào để ngăn chặn được biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường?

Bệnh nhân nên chăm sóc bản thân như thế nào để kiểm soát được biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường?

Bệnh nhân và gia đình cần lưu ý các điều sau đây:

• Luôn kiểm tra bàn chân mỗi ngày, để phát hiện ra vết loét dù là nhỏ nhất, để kịp thời điều trị. Sở dĩ như vậy, do các nguyên nhân trên, nên người bệnh không còn cảm nhận được cảm giác đau đớn khi vô tình đạp phải một vật sắc nhọn hoặc có vết thương nơi bàn chân.

• Kiểm soát tốt đường huyết của chính mình, kiểm tra thường xuyên lượng đường huyết trong ngày, khoảng từ 4-5 lần, trước và sau khi ăn; trước và sau khi ngủ dậy; trước và sau khi luyện tập thể thao/ làm việc.

• Luôn biết cách cấp cứu khi đường huyết không ổn định và cần sơ cứu ngay vết thương bị lở loét hoặc đến trạm y tế gần nhất để có biện pháp sát trùng và băng bó vết thương đúng cách.

• Cần tránh để bị tổn thương bàn chân, bệnh nhân cần phải hạn chế các công việc nặng nhọc, các công việc dễ gây nhiễm trùng, tổn thương, trầy xước,…

• Luôn giữ bàn chân sạch sẽ, luôn đi dép mềm mại và bảo vệ tốt cho bàn chân.

Bệnh nhân cần luôn chú ý quan tâm săn sóc sức khỏe của chính mình, và có phương pháp điều trị giúp ổn định đường huyết lâu dài, như thế mới ngăn chặn tốt nhất biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 248
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol