Biến chứng của bệnh gout độ nghiêm trọng và nguy hiểm như thế nào

 

Bạn thân mến!

Bệnh gout được xem là một căn bệnh xương khớp nghiêm trọng, được xếp vào “tứ đại bệnh nan y” của ngành y học hiện đại, mặc dù, căn bệnh này đã phát hiện trên 2000 năm trước. Các biến chứng của bệnh gout luôn là nỗi ám ảnh, cũng như sự phá hủy mạnh mẽ toàn diện cơ thể cả bên trong và bên ngoài.

Bệnh gout mắc phải do rối loạn chuyển hóa chất purine trong cơ thể người bệnh, hấp thu từ các loại thực phẩm giàu purine được đưa ồ ạt vào cơ thể mà không có sự kiểm soát, dẫn đến dư lượng axit uric trong máu và tích tụ nhiều nơi tại các khớp xương chân tay.

Bài viết sau đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về độ nguy hiểm của bệnh gout và các biến chứng.  

Ảnh minh họa biến chứng của bệnh gout

Mời bạn đọc tiếp bài viết!

Biến chứng của bệnh gout gây ra cho bệnh nhân, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thể chất và tinh thần như thế nào?

Bệnh gout thường mắc chủ yếu ở nam giới, độ tuổi từ 35 – 55 tuổi, đây là giai đoạn thành đạt, sự nghiệp đang thăng hoa, phát triển và có nhiều mối quan hệ của một người đàn ông.

Các cơn đau gout cấp và các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự nghiệp của người bệnh, như:

Ảnh hưởng đến sức khỏe:

+ Khi cơn gout cấp tính ghé thăm, kèm theo các triệu chứng như đau nhức dữ dội, sưng, nóng, đỏ, kèm theo mệt mỏi, sốt nhẹ,… tại các khớp ngón tay, chân, gối, khuỷu tay,… Điều này làm cho sức đề kháng trong cơ thể giảm sút, gây ra mệt mỏi, không thể làm được bất cứ công việc gì cho đến khi cơn đau qua đi và trở lại bình thường.

Sự đau đớn do cơn gout cấp gây ra, được ví như hàng ngàn mũi kim đâm vào các khớp, vùng khớp nóng như bị đốt nóng vậy, rất đau nhức và khó chịu.

+ Nếu bệnh gout tiến triển sang giai đoạn mạn tính, các khớp bị biến dạng có thể dẫn đến tàn phế suốt đời, xuất hiện các hạt tophi kèm theo các biến chứng nghiêm trọng đến các nội tạng trong cơ thể, làm sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ảnh hưởng đến tinh thần, sự nghiệp:

Cơ thể yếu ớt, không khỏe mạnh, thường kéo theo tinh thần sẽ giảm sút. Người bệnh phải thay đổi hoàn toàn thói quen cũ, cũng như không thể duy trì việc giao tiếp với các mối quan hệ như trước,… một chế độ ăn uống kiêng khem, để bảo vệ sức khỏe.

Đồng thời sức khỏe yếu, cần dành thời gian tập trung chữa bệnh, nên công việc không thể đảm nhận như trước và phải giao lại cho người khác.

Bạn thấy đấy, khi chúng ta khỏe khoắn, mọi hoạt động luôn chủ động và được giải quyết nhanh gọn, còn khi bị bệnh, buộc lòng, chúng ta cần phải phụ thuộc vào người khác.

Chúng tôi cam đoan với bạn, chẳng ai muốn thế phải không?

Những biến chứng của bệnh gout điển hình trong giai đoạn mạn tính?

Có 3 triệu chứng nghiêm trọng đáng kể nhất của bệnh gout, đó là:

1. Tàn phế khớp:

Trong giai đoạn này, hạt tophi xuất hiện ở dưới da, không đau, nhưng theo thời gian, sẽ to lên, chèn ép khớp tay chân, gây khó khăn trong việc cử động, phá hủy sụn khớp, biến dạng khớp.

Khi to lên, có nguy cơ bị vỡ ra và dễ bị nhiễm trùng trên diện rộng, lâu lành và rất khó điều trị, có thể bị hoại tử, người bệnh buộc phải tháo khớp hoặc cắt bỏ chi.

Hạt tophi phát triển to ra, có thể chèn ép mạch máu và dây thần kinh, gây ra các bệnh lý về mạch máu và thần kinh ngoại biên.

Một nguy cơ nữa, hạt tophi có thể hòa tan trở lại máu, tạo điều kiện thuận lợi cho cơn gút cấp tái phát thường xuyên và cơn đau sẽ dữ dội hơn.

2. Biến chứng thận:

Thận là bộ phận quan trọng, có vai trò trong hoạt động đào thải axit uric trong máu ra ngoài qua đường tiểu. Vì lượng axit uric gia tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn, lâu dần sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của thận, nếu như chúng ta không có biện pháp hỗ trợ an toàn.

Không chỉ vậy, trong quá trình đào thải axit uric ra ngoài, tinh thể urat có thể lắng đọng lại nơi hệ thống dẫn niệu, dẫn đến bệnh sỏi thận, lâu dần sẽ chuyển qua suy thận.

Có thể nói bệnh gout và thận có liên quan mật thiết với nhau, bệnh gout có ảnh hưởng đến chức năng thận, hoặc khi thận suy giảm chức năng có thể dẫn đến bệnh gout.

3. Tai biến mạch máu não, đột quỵ:

Các tổn thương khác trong cơ thể như mạch máu, tim mạch, thần kinh, huyết áp,… có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim giai đoạn gout mạn tính.

Biến chứng của bệnh gout có ngăn chặn được không?

Không chỉ có người bệnh, mà cả những người chưa mắc bệnh, đều cảm thấy rất sợ hãi, khi biết đến những biến chứng của bệnh gout, và hậu quả mà cơ thể phải gánh chịu.

Vậy cách phòng ngừa kịp thời các biến chứng của bệnh gout như thế nào?

Điều chỉnh lối sống:

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ, vận động hợp lý, điều độ. Để nhằm không đưa thêm axit uric vào cơ thể.

Đào thải độc tố:

Bạn cần phải có những biện pháp đào thải axit uric và độc tố trong cơ thể thường xuyên, thông qua việc uống nước đầy đủ, vận động hoặc từ bài thuốc hiệu quả, an toàn có nguồn gốc tự nhiên.

Phục hồi sức đề kháng trong cơ thể

Khi cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch mạnh mẽ trong cơ thể sẽ giúp ngăn chặn và chống lại được mầm bệnh.

Bạn đã biết về những nguy hiểm mà các biến chứng của bệnh gout gây ra, việc phòng ngừa bệnh gout cần phải được duy trì mỗi ngày trong cuộc sống.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 295
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa