Biến chứng bệnh gout đến nội tạng bên trong và tứ chi bên ngoài
Bạn thân mến!
Trong cơ thể của con người, từng loại hormone và enzyme đều đảm nhận một chức năng riêng với một liều lượng vừa đủ, không dư và cũng không thiếu. Nếu thiếu hoặc dư, đều sinh bệnh.
Bệnh gout là một căn bệnh do gia tăng lượng axit uric trong máu, gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất bên trong cơ thể và hình thành tinh thể hình kim nơi các khớp xương chân tay.
Do lâu ngày tích tụ, đến một lúc vượt mức cho phép thì bùng phát ra ngoài, gây đau đớn và các biến chứng bệnh gout nghiêm trọng, thậm chí là tàn tật vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Biến chứng bệnh gout ảnh hưởng trên toàn diện cơ thể, từ nội tạng bên trong đến tứ chi bên ngoài, nếu như căn bệnh không được kiểm soát đúng cách.
Vậy các biến chứng tùy theo tình trạng nặng nhẹ trong từng giai đoạn của bệnh gout như thế nào?
(Hình minh họa biến chứng bệnh gout)
Mời bạn đọc tiếp bài viết!
Biến chứng bệnh gout ảnh hưởng đến nội tạng bên trong cơ thể
Trong thời gian đầu bệnh mới khởi phát, hoặc đã khởi phát cơn gút cấp đầu tiên, thì các biến chứng bên trong cơ thể chưa biểu hiện rõ rệt, hoặc ở dạng nhẹ, bệnh nhân thường không để ý tới, chỉ quan tâm đến cơn gút cấp, hay các vấn đề ở sụn khớp chân tay.
Nhưng chính từ khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh gout, thì thận đã bị tổn thương, do từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
• Hủy hoại thận:
Khi nồng độ axit uric tăng cao và đào thải qua đường tiết niệu, là điều kiện thuận lợi để tinh thể urat lắng đóng nơi ống dẫn niệu, dễ dẫn đến bệnh sỏi thận, viêm khe thận, tắc ống thận,…
Trong quá trình áp dụng điều trị bệnh gout bằng thuốc tây, sử dụng nhiều loại thuốc lợi tiểu, sẽ làm cho chức năng của thận suy yếu, bị ngộ độc thận, gia tăng nguy cơ sỏi thận, suy thận.
Theo thống kê của Bộ y tế, 10 – 15% bệnh nhân gút đều mắc bệnh lý về thận.
• Đột quỵ:
Khi bệnh nhân chuyển qua giai đoạn gout mạn tính lâu năm, có nguy cơ cao tai biến mạch máu não và đột quỵ hơn những người có sức khỏe bình thường ở cùng lứa tuổi. Do tinh thể urat còn lắng đọng ở những mảng xơ vữa thành mạch máu, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, làm giảm lưu thông, viêm và tổn thương hệ cơ tim,…
• Các vấn đề về bộ lọc gan:
Khi sử dụng quá nhiều các loại thuốc tây, kèm theo các tác dụng phụ của thuốc, khiến cho gan phải chịu tác động nặng nề, có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm gan, tăng men gan, suy gan,…
Ngoài ra, cần lưu ý các bệnh khác như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, thần kinh, ung thư,…
Biến chứng bệnh gout đã tàn phá các sụn khớp của người bệnh ra sao?
• Giai đoạn đầu của gout:
Trong giai đoạn này, tinh thể urat chỉ mới tích tụ tại một hai vị trí khớp xương chân tay, thường là ở vị trí ngón chân cái, phần khớp ngón cái có cục nhô ra, rất mất thẩm mỹ.
Nhưng nếu không kiểm soát tình trạng lắng đọng urat thêm vào, thì sẽ tích tụ ở nhiều nơi trên cơ thể như khớp ngón tay, gối, cổ chân, vành tai,…
• Gout mạn tính:
Khi người bệnh chuyển qua giai đoạn mạn tính, sẽ xuất hiện hạt tophi màu trắng dưới da, không đau, nhưng sẽ ngày càng to ra. Chính hạt tophi này, sẽ hòa tan lại vào máu, làm bùng phát bệnh gút cấp tính.
Hạt tophi gây thoái hóa và phá hủy sụn khớp, đồng thời còn chèn ép mạch máu và dây thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên.
Nhất là khi, hạt tophi phát triển to, dễ bị vỡ và vết thương sẽ rất lâu lành, và gặp tình trạng viêm nhiễm trên diện rộng, có thể bị hoại tử, buộc phải tháo khớp hoặc cắt cụt chi,…
Tinh thể urat có thể lắng đọng ở rất nhiều nơi trên cơ thể, và đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan đó. Vậy nên, chúng ta cần phải phòng ngừa biến chứng bệnh gout càng sớm càng tốt.
Cách nào để phòng ngừa biến chứng bệnh gout hiệu quả?
Cách nào để bạn phòng ngừa biến chứng bệnh gout hiệu quả
Việc cấp thiết bệnh nhân gout cần làm, chính là giảm lượng axit uric trong máu và tinh thể urat, đồng thời ngăn chặn sự hình thành trở lại của hoạt chất này, nhờ vào:
• Lối sống tiết độ và kiêng khem:
Bạn cần phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ và các chất kháng viêm tự nhiên; đồng thời kết hợp vận động nhẹ nhàng; uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải; ngủ nghỉ điều độ, tránh căng thẳng, lo âu, dễ làm bùng phát cơn gút cấp; luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
• Sử dụng bài thuốc hỗ trợ đào thải axit uric ra ngoài:
Nếu chỉ kiêng khem đồ ăn thức uống, tức là cắt nguồn viện trợ axit uric vào cơ thể, mà không có biện pháp đào thải độc tố ra ngoài, thì kết quả điều trị chỉ đạt một phần.
Bạn cần phải lựa chọn một phương pháp điều trị an toàn, bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng phục hồi từ bên trong, tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể để giải quyết vấn đề của căn bệnh.
Vậy biến chứng bệnh gout nếu được kiểm soát tốt, sẽ không dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!