Bệnh tiểu đường – Chẩn đoán & phát hiện ra sao?

 

Bạn thân mến!

Được biết đến là một chứng bệnh phổ biến với tên gọi dân gian là “ba nhiều một ít” – bệnh tiểu đường mang lại cho người bệnh nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cho người bệnh.

Vậy bệnh tiểu đường là gì?

Trong cơ thể chúng ta, đường đóng một vai trò khá quan trọng với nhịp sinh học của cơ thể với nhiều công năng đa dạng khác nhau, là chất có vai trò “vô cùng” quan trọng trong quá trình trao đổi thay khí của cơ thể để duy trì cuộc sống.

 

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh chuyển hóa với đặc trưng tăng glucose trong máu (Đường trong máu). Đường huyết tăng do sự tiết isulin bị thiếu hụt hoặc do isulin có tác dụng kém hay cũng có thể là do cả hai.

Tăng đường huyết mạn tính trong bệnh tiểu đường gây ra những tổn thương, rối loạn chức năng và suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt và thận, thần kinh, tim và phổi. Điều này gây ra nhiều nguy hại tới sức hỏe của người bệnh.

Những biểu hiện khi người bệnh mắc phải bệnh tiểu đường là gì?

Với những đặc điểm khá điển hình nên nhiều người bệnh còn gọi bệnh tiểu đường là “ba nhiều một ít”. Cụ thể như sau:

Ăn nhiều: Khi trong cơ thể phân tiết ít hoặc phát sinh isulin đề kháng làm cho đường trong cơ thể không thể sử dụng và trao đổi bình thường, trong khi đó đường chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu hàng ngày của chúng ta. Điều này làm cho cơ thể của chúng ta không nhận đủ năng lượng và gây ra cảm giác đói khó chịu, do đó người bệnh thường có những cơn thèm ăn và dẫn tới hiện tượng ăn nhiều hơn so với người bình thường.

♦ Tiểu nhiều: Khi lượng isulin trong cơ thể không đủ, đường trong cơ thể không hấp thụ sử dụng được và làm cho đường trong máu tăng cao rõ rệt.

Khi đường huyết vượt quá mức cho phép sẽ được thận bài xuất ra ngoài theo đường nước tiểu, điều này hay còn gọi là tiểu đường. biệc đào thải đường ra ngoài sẽ kéo theo lượng nước trong cơ thể cũng đi ra ngoài. Như vậy, tiểu đường càng nhiều, số lần đi tiểu càng nhiều, số lượng nước tiểu cũng tăng nhiều.

Bình thường, ở người bệnh tiểu đường, lượng nước tiểu có thể tăng lên mấy lít trong một ngày một đêm.

Uống nhiều: Sau khi một lượng nước tiểu trong cơ thể được bài xuất ra bên ngoài sẽ làm cho người bệnh mất nước và thường xuyên bị khát. Uống nhiều nước là một triệu chứng bệnh lý đột xuất ở người bệnh tiểu đường.

 

Khát nước - triệu chứng đột ngột của bệnh tiểu đường

Thể trọng giảm nhanh: Mặc dầu bệnh nhân tiểu đường thường có biểu hiện ăn nhiều và uống nhiều nhưng lượng đường không được chuyển hóa và sử dụng nên đã bị đào thải ra bên ngoài theo đường nước tiểu, điều này là nguyên nhân làm cho người bệnh thường trong tình trạng thèm ăn và đói.

Khi lượng đường trong cơ thể bị thiếu hụt, để duy trì các hoạt động thường ngày, cơ thể của người bệnh cần phải tiêu hao một lượng protein và mỡ, chính vì vậy người bệnh bị giảm trọng lượng và gầy ốm.

Các biểu hiện “3 nhiều 1 ít” tuy là một triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường, nhưng không ít bệnh nhân đặc biệt là ở người lớn tuổi không thể hiện đủ các triệu chứng ấy nên thường rất khó phát hiện bệnh.

Thông thường, người bệnh thường phát hiện khi đi khám các bệnh khác hoặc đi khám sức khỏe định kỳ có kèm theo xét nghiệm đường huyết. Để được chẩn đoán một cách chính xác, chúng ta không thể chỉ dựa vào các biểu hiện đó mà cần tiến hành các kiểm tra cần thiết về đường huyết.

Sức khỏe con người bị ảnh hưởng ra sao khi mắc bệnh tiểu đường?

Mặc dầu những triệu chứng ban đầu khá lặng lẽ và không nhiều phiền toái, nhưng bệnh tiểu đường thường dẫn tới một số biến chứng trong đó các biến chứng đi kèm là nguyên nhân dẫn tới nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh.

Đục thủy tinh thể do tiểu đường mãn tính

Những tác động của các biến chứng kèm theo từ bệnh tiểu đường thường xảy ra chậm chạp nhưng lại rất khó chữa, nó phát triển một cách từ từ và ngày càng trầm trọng hơn.

Những tác động đến hệ thần kinh sẽ gây ra những triệu chứng mệt mỏi tứ chi, cảm giác bất bình thường.

Đối với những bệnh nhân nặng hơn có thể gây ra những ảnh hưởng tới võng mạc, đục thủy tinh thể và dần dần tới dẫn tới mù lòa.

Nếu người bệnh có bệnh thận, biến chứng có thể dãn tới bệnh đường tiểu do virus gây ra và dễ dàng gây tử vong.

Những biến chứng của bệnh tiểu đường chính là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong hoặc gây ra tàn phế cho người bệnh.

Chính vì thế, khi mắc phải bệnh tiểu đường mãn tính, người bệnh cần phải hết sức đề phòng những biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần phải theo dõi chặt chẽ và kiểm soát tốt lượng đường trong máu, lượng mỡ trong máu và cần phải duy trì ổn định mức huyết áp tránh những biến chứng xấu gây nguy hại tới sức khỏe cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về Bệnh tiểu đường – Chẩn đoán & phát hiện ra sao? hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu hơn về bệnh cũng như các triệu chứng và những ảnh hưởng mà bệnh tiểu đường gây ra, để từ đó có ý thức hơn trong việc phòng ngừa căn bệnh phiền toái này.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ trên đây – Nếu thấy hay và hữu ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết bạn nhé!

4 | ★ 257
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol