Bệnh viêm xoang sàng ở trẻ em

 

Bạn thân mến!

Với sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu do quá trình hình thành các cơ quan còn chưa hoàn thiện. Bởi lẽ mà trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc phải nhiều căn bệnh, đặc biệt là những căn bệnh có tính nhiễm khuẩn cao.

Kể đến những bệnh lý dễ phát sinh ở trẻ em, chắc hẳn không ai có thể quyên được căn bệnh “viêm xoang sàng” – một căn bệnh được ví von là “nỗi ám ảnh” cho những ai đã vô tình mắc phải.

Viêm xoang sàng ở trẻ em là gì?

Xoang sàng được biết đến là xoang hình thành sớm nhất trong tất cả các xoang. Vị trí của xoang nằm giữa hai hố mắt.

Thông thường, các xoang khác sau 4 tuổi mới bắt đầu hình thành. Do đó, trẻ em dưới 4 tuổi thường mắc phải viêm xoang sàng.

Viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng nói riêng là tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do bất kì một tác nhân nào đó gây ra, tình trạng xoang bị tắc nghẽn làm cho người bệnh bị sưng 1 bên hay 2 bên mũi.

Viêm xoang sàng nếu xảy ra đột ngột và kéo dài trong thời gian khoảng 4 tuần được gọi là xoang cấp tính. Nếu tình tình trạng viêm xoang kéo dài khoảng hơn 3 tháng với tần suất lặp đi lặp lại được gọi là viêm xoang mãn tính.

 

(Trẻ dưới 4 tuổi thường mắc phải bệnh viêm xoang sàng)

Nguyên nhân gây viêm xoang sàng ở trẻ em là gì?

  • Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá từ người lớn…
  • Thời tiết thay đổi thất thường: Chuyển giao mùa
  • Lông động vật

Như đã nêu ở trên, hệ thống miễn dịch của trẻ em còn yếu, sức đề kháng còn non nớt.

Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi hay môi trường sống có những yếu tố kích ứng, cơ thể của trẻ rất khó để đáp ứng và dễ hình thành nên các bệnh hô hấp, nếu cha mẹ không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới bệnh viêm xoang sàng.

 

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xoang sàng ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng thường mắc phải những căn bệnh về xoang, đặc biệt là bệnh viêm xoang sàng ở trẻ. nhưng lại không đủ khả năng để nhận biết hay diễn tả đúng những triệu chứng trong người, để người lớn dễ dàng nhận biết căn bệnh ở trẻ. Vì thế người lớn cần phải tìm hiểu những kiến thức nói về triệu chứng các căn bệnh ở trẻ. Để dễ dàng nhận biết con yêu của mình đang mắc phải căn bệnh nào mà kịp thời điều trị. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng ở trẻ em.

Trẻ thường bị viêm họng

Trẻ sốt nhẹ, nước mũi thường xuyên chảy kéo dài từ một đến vài tuần.

Trẻ còn bị ho, hắt hơi về đêm.

Đôi khi trẻ có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, cơ thể thường mệt mỏi, da xanh, trẻ lười ăn, ăn kém và khó ngủ.

Biện pháp phòng bệnh và cách điều trị viêm xoang sàng ở trẻ em

Với bệnh viêm xoang sàng ở trẻ em thì biện pháp phòng chống không phải là điều đáng lo ngại, chỉ cần phòng ngừa các bệnh có liên quan về đường hô hấp.

Nên giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết lạnh, thường xuyên đeo khẩu trang khi cho trẻ ra đường.

Không cho trẻ ăn các loại thức ăn đã lưu trữ quá lâu.

Môi trường sống của trẻ phải sạch sẽ thoáng má.

Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh.

 (Nguồn ảnh Internet) 

Cách điều trị: Cho trẻ nghỉ ngơi, không cho trẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố kích thích.

Thường xuyên Vệ sinh mũi cho trẻ khi bị viêm xoangdẫn lưu tốt mũi xoang, rõ mùi để đảm bảo thông thoáng, xì mũi hoặc hút để tránh ứ đọng.

Có thể xông hơi nóng các tinh dầu thơm, khí dung với kháng sinh và corticoid.

Nên dùng kháng sinh nếu có sốt cao, nhiễm khuẩn rõ. Uống hoặc tiêm trong 5-7 ngày, chống viêm, giảm đau hạ sốt và cho thêm vitamin C.

Chỉ chọc rửa xoang hàm khi đã giảm viêm nhiễm (hết sốt, bạch cầu trong máu trở lại bình thường).

Kháng sinh liều cao. Có thể dùng thuốc kháng viêm giảm đau.

(Rửa mũi thường xuyên cho trẻ)

Những thông tin trên chúng tôi muốn cung cấp để các bạn nắm rõ hơn về bệnh viêm xoang sàng ở trẻ em. Với một mong muốn giúp con bạn có một sức khỏe tốt hơn để lớn lên và hoàn thiện trong mọi phương diện của cuộc sống.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Khi bạn nắm rõ về bệnh viêm xoang sàng ở trẻ em, thì bạn sẽ dễ dàng đảm bảo cho con yêu của mình có một sức khỏe tốt hơn.

Chúc bạn và con bạn luôn luôn mạnh khỏe!!!

4 | ★ 364