Bệnh tiểu đường và biến chứng thận, do nguyên nhân tại đâu?

 

Bạn thân mến!

Biến chứng thận là một trong những biến chứng nghiêm trọng do bệnh tiểu đường khi bệnh chuyển qua giai đoạn cuối. Vậy bệnh tiểu đường và biến chứng thận do nguyên nhân gì và cách phòng ngừa sự phát triển của các biến chứng này như thế nào?
Bạn cần biết rõ các biến chứng ở thận, để phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn khi có các biểu hiện rõ ràng trên cơ thể.

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Bệnh tiểu đường và biến chứng thận do nguyên nhân gì?

Biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường mắc phải do đường huyết tăng cao, kéo dài gây tổn hại đến hệ thống lọc của thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Bệnh tiểu đường trong thời gian đầu, hoàn toàn chưa có biểu hiện rõ rệt về các triệu chứng hay các tổn thương thận, cho đến khi bệnh chuyển qua giai đoạn cuối.

Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải kiểm tra định kỳ 1 năm 1 lần về xét nghiệm nước tiểu, tìm protein niệu vi thể để phát hiện sớm các tổn thương ở thận và kịp thời ngăn chặn trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Vậy nên, việc cấp thiết và quan trọng nhất để phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở thận là bình ổn đường huyết, huyết áp và cần phải kết hợp thêm chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Vậy các biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường biến chứng ở thận là gì?

 Xem tại đây >>>  Bí quyết đệ ổn định đường huyết.

Các biểu hiện thường thấy khi bệnh tiểu đường biến chứng ở thận:

Biến chứng thận xuất hiện ở khoảng 20 – 40% trong số bệnh nhân đái tháo đường. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính và suy thận.

Thận làm nhiệm vụ lọc máu và bài tiết các chất thải trong cơ thể qua đường tiểu, nên khi thận bị suy yếu, một số các chức năng bình thường trong cơ thể bị ứ trệ.

Các biểu hiện điển hình của biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường là:

Nước tiểu bất thường: Có bong bóng hoặc bọt, lượng nước tiểu nhiều ít thất thường, qua kính hiển vi có thể thấy được máu trong nước tiểu.

Phù: Do thận giảm chức năng đào thải nên gây tình trạng ứ nước, ứ muối trong cơ thể. Thường phù toàn thân, từ mí mắt đến bàn chân, da dẻ trắng nhạt.

Thiếu máu: Do thận không sản xuất đủ Erythropoietin, gây nên tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, uể oải,…

Ngứa ngáy ở da: Do không được bài tiết qua thận, nên các chất thải tích tụ nhiều trong máu.

Mất cảm giác ngon miệng, có vị kim loại trong miệng, hoặc hơi thở có mùi ammoniac: Xuất hiện các triệu chứng này, khi nồng độ ure trong máu cao làm cho người bệnh không thể cảm nhận được vị ngon của thức ăn, thấy vị thức ăn khác đi, hơi thở có mùi khó chịu.

Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều chất thải trong máu, gây ra tình trạng buồn nôn và nôn cho bệnh nhân.

Khó thở: Do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu(vì thiếu hẳn hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy).

Thông qua xét nghiệm nước tiểu, sẽ phát hiện được sự rò rỉ của một loại protein được gọi là albumin vào trong nước tiểu.

Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, thường xuất hiện các triệu chứng trên ngay thời điểm chẩn đoán. Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 thường xuất hiện microalbumin sau 5 năm mắc bệnh và thường sau 10 năm, có đến 50% bệnh thân đã bị suy thận giai đoạn cuối.

Có cách nào phòng bệnh tiểu đường và biến chứng thận?

Biến chứng ở thận do bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ngăn chặn được bằng cách kiểm soát tốt lượng đường huyết và các nguy cơ.

Theo các bác sỹ chuyên khoa, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường tuýp 1 mắc phải trên 5 năm, cần phải xét nghiệm nước tiểu định kỳ 1 năm/ lần, để tầm soát được nguy cơ tổn thương ở thận, để kịp thời can thiệp sớm.

Đồng thời, cần phải kiểm soát tốt nhất các vấn đề sau:

Kiểm soát đường huyết: Luôn giữ mức đường huyết lý tưởng (< 7mmol/l lúc đói và <10mmol/l sau ăn 2h).

Kiểm soát huyết áp: Duy trì mức huyết áp ≤ 120/80mmHg. Để đạt được mức huyết áp ổn định, bệnh nhân cần phải:

+ Giảm cân (nếu đang thừa cân béo phì)

+ Ăn nhạt

+ Không dùng rượu bia và các chất kích thích, thuốc lá

+ Tập thể dục đều đặn

+ Tinh thần luôn lạc quan, tránh lo âu, sốc tâm lý.

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp:

Để ngăn ngừa biến chứng ở thận, bệnh nhân cần phải giảm lượng protein từ thức ăn đưa vào cơ thể mỗi ngày (0,6 - 0,8g protein/kg thể trọng/ngày). Tuy nhiên, do bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, làm tăng độ phân giải protein, cũng như mất một lượng protein trong nước tiểu, nên chế độ dinh dưỡng cần phải được bác sỹ kê đơn và cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần thiết cho cơ thể.

Mỗi ngày, bệnh nhân tiểu đường cần khoảng 10 – 20% nhu cầu năng lượng từ protein, tương đương với khoảng 0,8 - 1,0 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, căn cứ vào thể trạng và nhu cầu của mỗi bệnh nhân.

Bệnh tiểu đường và biến chứng thận rất nghiêm trọng, khi chuyển qua giai đoạn cuối, bệnh nhân phải thực hiện lọc thận, để duy trì mạng sống. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng tự nhiên trong cơ thể, gây tốn kém chi phí cho gia đình. Vậy nên, chúng ta cần phải ngăn chặn bệnh tiểu đường và biến chứng thận ngay từ đầu.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 445
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol