Bệnh tiểu đường loại 2 và biện pháp kiểm soát hiệu quả & An toàn

benh-tieu-duong-loai-2-va-bien-phap-kiem-soat-hieu-qua

Bạn thân mến!

Bệnh tiểu đường loại 2 được xem là một thể bệnh trong bệnh tiểu đường nói chung. Với tỷ lệ chiếm khoảng 90% trong tổng số người bệnh mắc phải bệnh tiểu đường, tiểu đường loại 2 được xem là loại bệnh có tỷ lệ mắc phải cao nhất.

Với những biểu hiện âm thầm và các triệu chứng không mấy điển hình, tiểu đường loại 2 thường rất khó để chẩn đoán và gây cho người bệnh nhiều biến chứng do không điều trị kịp thời. Thoogn thường, người bệnh chỉ phát hiện khi có những biểu hiện biến chứng đi kèm.

Việc điều trị hiện nay cũng chưa có một phương pháp nào có thể điều trị triệt để và nó sẽ theo bạn suốt cuộc đơi. Tuy nhiên, bạn có thể sống chung với nó một cách bình an nếu như bạn kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả và khoa học.

Vậy làm thế nào để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 và phòng tránh các biến chứng mà nó gây ra. Bài đọc sau đây chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề Bệnh tiểu đường loại 2 và biện pháp kiểm soát hiệu quả & An toàn. Cùng tìm hiểu để xem phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 như thế nào bạn nhé.

Kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 bằng hoạt động và tập thể dục


Lợi ích của việc tập thể dục mang lại cho bạn là gì?

benh-tieu-duong-loai-2-va-bien-phap-kiem-soat-hieu-qua

Hoạt động thể chất thường xuyên và đều đặn, biết cách luyện tập đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cơ thể của chúng ta. Cụ thể như:

Giúp giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Giảm kháng insulin và giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và huyết áp cao

Cải thiện sức mạnh của xương, làm cho xương được vững chắc và dẻo dai hơn.

Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư

Cải thiện sức mạnh và độ bền thành tĩnh mạch

Tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng và giảm các vấn đề căng thẳng

Người trưởng thành trong độ tuổi trưởng thành (từ 18-64 tuổi) nên tích lũy ít nhất 150 phút hoạt động thể dục nhịp điệu từ trung bình đến mạnh mỗi tuần, thực hiện từ 10 phút trở lên trong mỗi lần tập.

Bạn có thể đi bộ buổi sáng, sau giờ cơm tối hay đạp xe đạp, bơi lội,…

Người bệnh tiểu đường nên luyện tập như thế nào và nên chú ý như thế nào trong khi tập?

benh-tieu-duong-loai-2-va-bien-phap-kiem-soat-hieu-qua

Không như người bình thường, người bệnh tiểu đường nêu khi chọn những lọa hình luyện tập cần phải xem xét kỹ bài tập đó có ảnh hưởng như thế nào tới lượng đường huyết của mình. Vì chế độ luyện tập ảnh hưởng rất nhiều đến sự thay đổi lượng đường huyết trong máu của bạn. Do đó, đối với người bệnh tiểu đường, bạn cần luwuys tới những vấn đề sau đây:

* Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào

Mang giày thoải mái, vừa vặn tránh tình trạng trầy xước ở chân

Đeo vòng tay kierm tra đường huyết của bạn trong khi luyện tập

Kiểm tra đường huyết của bạn trước, trong và sau khi hoạt động để xem đường huyết của bạn bị ảnh hưởng như thế nào với chế độ luyện tập mà bạn lựa chọn

Hãy chuẩn bị để điều trị đường huyết thấp có thể xảy ra trong quá trình luyện tập, mang theo những thực phẩm chứa đường như chocolate, để giúp bạn nhanh chóng trị tình trạnh hạ đường huyết.

Cân nhắc bắt đầu từ từ và dần dần xây dựng mục tiêu hoạt động của bạn. Không tập thể dục mạnh ngay lần tập đầu tiên.

Trước khi bắt đầu chương trình tập thể dục, bạn cần đánh giá các yếu tố sau: tuổi, tình trạng thể chất, huyết áp, sự hiện diện hoặc vắng mặt của bệnh lý thần kinh tự chủ hoặc ngoại biên, tiền tăng sinh hoặc bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh, hoặc phù hoàng điểm.

Bệnh lý võng mạc tiền tăng sinh hoặc nghiêm trọng là một chống chỉ định với tập thể dục gắng sức. Các bài tập không cử tạ được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên nặng. Đồng thời, cần điều chỉnh liều insulin kịp thời để ngăn ngừa hạ đường huyết (hạ đường huyết có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi tập thể dục).

Kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 với chế độ ăn uống của bạn


Một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo với kích thước phần vừa phải và đặc biệt chú ý đến carbohydrate là một phần quan trọng trong quản lý sức khỏe và bệnh tiểu đường nói chung.

benh-tieu-duong-loai-2-va-bien-phap-kiem-soat-hieu-qua

Không có khuyến nghị chế độ ăn uống tiêu chuẩn cho tất cả bệnh nhân tiểu đường. Khuyến nghị dinh dưỡng cá nhân nên dựa trên sở thích cá nhân và văn hóa từng nơi, kỹ năng tính toán và hiểu biết về sức khỏe, tiếp cận với thực phẩm lành mạnh và sự sẵn sàng, khả năng thay đổi hành vi của ngươi bệnh.

Carbonhydrate ở dạng đường và tinh bột được phân hủy thành glucose và hấp thụ vào dòng máu. Đường và tinh bột làm cho lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ.

Người bệnh tiểu đường loại 2 nên lựa chọn thực phẩm dựa vào những nguyên tắc sau đây:

* Ăn 3 bữa ăn cân bằng, cách nhau 4 - 6 giờ

Ăn nhẹ nếu bữa ăn cách nhau hơn 6 giờ. Bạn có thể dùng một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ với carbohydrate và protein

Hạn chế đường và đồ ngọt bao gồm tráng miệng, kẹo, mứt, đường và mật ong thông thường

Nếu bạn khát giữa các bữa ăn, hãy uống nước thay vì dùng nước trái cây

Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo như thực phẩm chiên, khoai tây chiên và bánh ngọt

Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây chứa ít đường và tinh bột hơn

Chọn 3 trong số 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn

Tăng lượng chất xơ của bạn bằng cách chọn bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, thêm đậu lăng, đậu khô và đậu Hà Lan vào súp và thịt hầm, có rau và trái cây như một món ăn nhẹ.

Kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 với liệu pháp insulin


Thông thường đối với bệnh tiểu đường loại 2, người bệnh sẽ không cần dùng tới liệu pháp insulin. Liệu pháp insulin thường được áp dụng đối với bệnh nhân tiểu đường loại 1 khi cơ thể mất khả năng sản xuất hoàn toàn insulin nên người bệnh cần đưa insulin bên ngoài vào thay thế.

benh-tieu-duong-loai-2-va-bien-phap-kiem-soat-hieu-qua

Nhưng đối với bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể người bệnh có thể sản xuất được nhưng cơ thể không đáp ứng hoạt động của nó, tình trạng này còn được gọi là “kháng insulin”. Do đó, đối với bệnh tiểu đường loại 2, thông thường sẽ kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống và luyện tập.

Mặc dầu vậy, ở một số người bệnh khi chế độ ăn uống và luyện tập được điều chỉnh mà cơ thể không đáp ứng thì bắt buộc cần phải sử dụng liệu pháp insulin để thay thế.

Trước khi sử dụng liệu pháp insuln, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại insulin cũng như liều lượng sao cho phù hợp với cơ địa của bạn.

Ngoài những biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 đã được trình bày ở trên, Các yếu tố khác gây ra biến động lượng đường trong máu bao gồm bệnh celiac, bệnh tuyến giáp, bệnh Addison và căng thẳng tâm lý xã hội do đó, để lượng đường huyết của bạn ở mức đọ cho phép, bạn cần phải kiểm soát và sàng lọc nhưng yếu tố trên để kết quả mang lại tốt hơn.

Kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả là một trong những biện pháp giúp bạn phòng ngừa các biến chứng mà bệnh tiểu đường có thể khởi phát. Bạn có thể tham khảo biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả bằng các liệu pháp tự nhiên đang được sử dụng rộng rãi TẠI ĐÂY

Với những biện pháp Kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 mà chúng tôi đã trình bày trên đây, hy vọng bạn có thể lên cho bản thân mình một kế hoạch tốt trong việc ngăn ngừa biến chúng bệnh tiểu đường cũng như sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.

Chúc bạn sớm tìm cho mình một kế hoạch hợp lý!

5 | ★ 236
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol