Bệnh thận do bệnh đái tháo đường – Bệnh sinh, triệu chứng & Nguyên tắc dự phòng

 

Bạn thân mến!

Là bệnh ý tổn thương thận thứ phát do đái tháo đường – bệnh thận do đái tháo đường biểu hiện lâm sàng bao gồm triệu chứng của bệnh đái tháo đường đi trước, sau một thời gian sẽ xuất hiện thêm triệu chứng của bệnh thận đi kèm.

Tổn thương mô bệnh học thận đặc trưng bởi tích lũy các chất rỉ và tạo thành hình hạch ở cầu thận, dẫn tới hyalin hóa và xơ hóa cầu thận. Tiến triển của bệnh thận phụ thuộc vào mức độ kiểm soát của glucose máu.

Bài viết sau đây POCACO xin trình bày tới các bạn những thông tin cần thiết và cơ bản về bệnh thận do bệnh đái tháo đường và những triệu chứng thường gặp của tình trạng này. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé.

Bệnh sinh bệnh thận do bệnh đái tháo đường là gì?

benh-than-do-benh-dai-thao-duong

Như chúng ta đã biết, bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu cùng với các rối loạn về chuyển hóa glucid, protid, lipid, các chất khoáng.

Đái tháo đường là một bệnh lý có yếu tố di truyền. Tổn thương các mạch máu do đái tháo đường đặc trưng là các tổn thương vi mạch, các mạch máu nhỏ, mạch máu trung bình và các mạch máu lớn. Nó là hậu quả của tình trạng tăng glucose máu và các rối loạn chuyển hóa, sẽ dẫn tới việc làm tổn thương nhiều cơ quan, trong đó có thận.

Biểu hiện của tổn thương thận được chia thành hai pha là pha sớm và pha muộn. Pha sớm khởi đầu là xuất hiện microalbumin niệu không thường xuyên, cho đến khi xuất hiện macroalbumin niệu thường xuyên. Pha muộn được bắt đầu từ khi xuất hiện macroalbumin niệu thường xuyên đến khi suy thận giai đoạn cuối.

Tiến triển tự nhiên của bệnh thận do bệnh đái tháo đường được biết rõ hơn ở đáI tháo đường tuýp 1 so với đái thái đường tuýp 2. Bởi vì đái tháo đường tuýp 1 thường có sự khởi phát cấp tính và dễ xác định thời gian bị bệnh hơn so với đái tháo đường tuýp 2.

Triệu chứng của bệnh thận do bệnh đái tháo đường có biểu hiện như thế nào?

Bệnh thận là tổn thương thứ phát của bệnh đái thóa đường, do vậy triệu chứng của nó thường xuất hiện sau khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường khoảng 3-5 năm đối với bệnh đái tháo đường tuýp 1.

Đối với bệnh đái tháo đường tuýp 2 vì khó xác định thời gian khởi phát, nên người ta chưa biết rõ bệnh thận sẽ xuất hiện sau khi bị bệnh đái tháo đường bao nhiêu lâu.

benh-than-do-benh-dai-thao-duong

Bệnh thận do đái tháo đường được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn sớm đã có tổn thương thận nhưng các biểu hiện lâm sàng im lặng, chỉ phát hiện được khi xét nghiệm nước tiểu.

Giai đoạn muộn hay còn được gọi là giai đoạn bệnh thận lâm sàng, khi protein niệu có thường xuyên và xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cầu thận. diễn biến thông thường của gai đoạn này là hội chứng viêm cầu thận mạn với phù từng đợt, protein niệu dương tính, có thể là hồng cầu niệu, tăng huyết áp.

Bên cạnh các giai đoạn trên, các tổn thương khác của bệnh thận do bệnh đái tháo đường bao gồm:

Hoại tử nhú thận: tổn thương này gặp với tỷ lệ là 4.4% so với tổng số các tổn thương thường gặp ở bệnh thận đái tháo đường.

♣ Bệnh bàng quang thần kinh: Tổn thương này được xác định với tỷ lệ trong khoảng 1-26% số bệnh nhân. Một số nghiên cứu gần đây cho tháy tỷ lệ này tăng nhanh trong những năm gần đây khi nó chiếm tới 40% bệnh nhân. Biểu hiện lâm sàng rõ nét nhất là bệnh nhân mất khả năng tự chủ trong vấn đề tiểu tiện của bản thân.

♣ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng chiếm cao nhất khoảng 90% số bệnh nhân và tác nhân chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli.

♣ Suy thận cấp ở bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp tình trạng này khi sử dụng thuốc cản quang đường tĩnh mạch. Tỷ lệ này gặp khoảng 50% số bệnh nhân có nồng độ createnin máu trên 20 umol/l.

Suy thận cấp cũng có thể xảy ra do viêm bể thận – thận cấp lan tỏa nặng ở cả hai thận, hoặc hoại tử nhú thận bong ra gây tắc nghẽn đường tiết niệu.

Nguyên tắc dự phòng và làm chậm biến chứng tổn thương thận ở bệnh nhân tiểu đường

Dự phòng biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường

♣ Kiểm soát tốt glucose máu

benh-than-do-benh-dai-thao-duong

Đây là yếu tố quan trọng nhất để dự phòng và là chậm biến chứng tổn thương thận ở bệnh nhân tiểu đường. Thường xuyên duy trì glucose máu <7mmol/l, nồng độ HbA1C <7%, không để xuất hiện các đỉnh tăng vọt glucose máu, điều này có thể làm chậm được biến chứng thận và ngăn chặn được tổn thương thận tiến triển.

Biện pháp kiểm soát tốt glucose máu bao gồm:

Thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống cho người bẹnh tiểu đường một cách chặt chẽ, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng và duy trì chỉ số BMI trong giới hạn bình thường, có chế độ tập luyện và sinh hoạt phù hợp.

Thay đổi lối sống không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn làm giảm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường.

Sử dụng thuốc hạ đường huyết uống hay insulin thích hợp để duy trì đường huyết ổn định.

♣ Kiểm soát huyết áp và kiểm soát mỡ máu

Kiểm soát tố huyết áp và mỡ máu cũng giúp làm chậm biến chứng thận và làm chậm tiển triển của các tổn thương thận. Nếu có tăng huyết áp bạn cần lựa chọn thuốc hạ áp thích hợp, vừa có tác dụng bảo vệ thận của bạn vừa có thể kiểm soát tốt tình trạng đường huyết ổn định.

Theo dõi và điều trị bệnh thận do bệnh đái tháo đường hiệu quả

Người bệnh đái tháo đường cần được khám định kỳ để xác định microalbumin niệu. Khi định microalbumin niệu âm tính thì bạn cần tái khám 6 tháng 1 lần. và khi định microalbumin niệu dương tính thì bạn cần tái khám 3 tháng 1 lần.

benh-than-do-benh-dai-thao-duong

Microalbumin niệu phản ánh tổn thương vi mạch không chỉ ở thận mà còn ở các cơ quan khác như tim và não. Vì vậy, microalbumin niệu không chỉ là biểu hiện sớm tổn thương ở thận mà nó còn là dấu hiệu của nguy cơ cao các biến chứng tim mạch và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường.

Bởi lẽ đó, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận định microalbumin niệu và sử dụng các biện pháp dự phòng sớm.

Trong giai đoạn sớm của bệnh thận do bệnh đái tháo đường, bạn cần sử dụng thuốc ức chế men chuyển để bảo vệ thận. Nếu bệnh nhân không có tăng huyết áp thì chỉ cần dùng liều thấp.

Trong giai đoạn muộn hơn, điều trị tương tự như các vấn đề vê bệnh cầu thận khác. Nếu nặng hơn nữa có thể cần phải sử dụng thận mới để thay thế.

Bệnh thận do bệnh đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh đái tháo đường. Nó gây ra nhiều ảnh hưởng tới người bệnh trên phương diện vấn đề sức khỏe cũng như trên phương diện về chất lượng cuộc sống.

Chính vì vậy, việc nhận biết sớm tình trạng bệnh đái tháo đường và sớm đưa ra biện pháp điều trị và ngăn chặn tiến triển của bệnh đái tháo đường hiệu quả sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm này.

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn đọc cũng như các thầy thuốc có thể hiểu rõ hơn về bệnh thận do bệnh đái tháo đường để sớm đưa ra biện pháp phòng ngừa thích hợp.

4 | ★ 396
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol