Bệnh gout, những vấn đề cơ bản " bạn không được bỏ qua"

 benh-gut-nhung-van-de-co-ban-ban-khong-duoc-bo-qua

Bạn thân mến!

Gút là một tình trạng đặc trưng bởi sự lắng đọng của các tinh thể urate monosodium trong khớp hoặc mô mềm. Bốn giai đoạn của bệnh gút bao gồm tăng axit uric máu không triệu chứng, viêm khớp do gút cấp tính, bệnh gút liên kẽ và bệnh gút mãn tính.

Tỷ lệ mắc cao nhất xảy ra ở bệnh nhân từ 30 đến 50 tuổi và tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới. Bệnh nhân bị tăng axit uric máu không triệu chứng không cần điều trị, nhưng cần nỗ lực để giảm mức độ urat bằng cách khuyến khích họ thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống. Bệnh gút cấp tính phổ biến nhất ảnh hưởng đến khớp đầu tiên của bàn chân, nhưng các khớp khác cũng thường liên quan.

Hãy cùng POCACO tìm hiểu tổng quan nhất về bệnh gút và phương pháp điều trị bệnh gút hiện nay trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh gút là gì?

benh-gut-nhung-van-de-co-ban-ban-khong-duoc-bo-qua

Bệnh Gout xảy ra khi các tinh thể urat tích tụ, gây ra cơn gout cấp với chứng viêm và đau dữ dội. Tinh thể urat có thể hình thành khi có hàm lượng acid uric trong máu cao. Cơ thể sản xuất ra acid uric khi nó phá vỡ purin, chất được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể, cũng như trong các loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như thịt nội tạng, cá cơm, cá trích, măng tây và nấm.

Thông thường, uric acid hòa tan trong máu và đi qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thận bài tiết ra quá ít acid uric. Khi điều này xảy ra, uric acid có thể tích tụ, hình thành nên kim tinh thể urat tại các khớp hoặc bao quanh khớp gây viêm đau và sưng.

Nguyên nhân bệnh gút được phân chia thành 2 thể là nguyên phát và khởi phát. Cụ thể như sau:

Nguyên phát: Chưa rõ nguyên nhân:

Yếu tố di truyền

Lối sống – sinh hoạt

Rối loạn chuyển hóa

- Nguyên nhân Thứ phát:

Giảm đào thải acid uric

Phân hủy thức ăn giàu purin

Thoái giáng purin nội sinh

2. Các yếu tố nguy cơ được biết đến của bệnh gút là gì?

benh-gut-nhung-van-de-co-ban-ban-khong-duoc-bo-qua

Một số yếu tố sau đây được xem là yếu tố nguy cơ làm cho bạn có khả năng mắc phải bệnh Gút được biết đến là:

- Sử dụng nươc uống có cồn nhiều hơn 2 ly 1 ngày

- Yếu tố di truyền: có người trong gia đình mắc bênh gút có nguy cơ phát bệnh

- Sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp lâu ngày và aspirin liều thấp cũng làm tăng nồng độ acid uric

- Tuổi tác và giới tính. Bệnh Gút thường xảy ra ở đàn ông hơn là phụ nữ, chủ yếu là bởi vì phụ nữ thường có nồng độ acid uric thấp hơn nam giới. Tuy nhiên phụ nữ sao khi mãn kinh phụ nữ có các dấu hiệu tăng acid uric

3. Biến chứng của bệnh gút nếu bạn không thể kiểm soát tốt bao gồm

benh-gut-nhung-van-de-co-ban-ban-khong-duoc-bo-qua

- Sỏi thận: 10% sỏi thận do acid uric. Tinh thể urat có thể lắng đọng ở đường tiết niệu của bệnh nhân bị Gout, gây nên tình trạng sỏi thận. Thuốc có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận.

- Bệnh gout nặng. Nếu không điều trị, bệnh gout có thể gây ra lắng đọng của các tinh thể urat hình thành nốt dưới da ở gọi là tophi, có thể sưng lên trong các cơn gout cấp và làm biến dạng các khớp

- Ngoài ra bệnh gút còn gây ra các biến chứng như sau: suy gan, suy thận mãn, nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ nếu không điều trị đúng cách

4. Chẩn đoán bệnh gút ra sao?

Các phương pháp chẩn đoán để xác định bệnh gout hiện nay bao gồm:

- Chọc lấy dịch khớp: phương pháp này nhằm mục đích xem xét sự hình thành các tinh thể urat và thể tophi

- X-Quang giúp xác định các hình ảnh tinh thể urat tại khớp

- Lấy máu xác định lượng acid uric: chỉ có tính dự đoán nguy cơ, không đánh giá được bệnh trạng

Nếu bệnh nhân đến với quầy thuốc Tây với cơn gút tái phát, người thầy thuốc cần dựa vào các đặc điểm sau đây: xem xét các khớp nhất là các khớp xa tim có sưng đỏ và đau: như khớp ngón cái bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, mu bàn chân. Thông thường người bệnh gút bị 1 hoặc 2 khớp không đối xứng, có khi thấy ở khớp ngón tay, cẳng tay và khớp bã vai nếu bị nặng

5. Bệnh gút được phân loại ra sao?

benh-gut-nhung-van-de-co-ban-ban-khong-duoc-bo-qua

Viêm khớp Gout cấp:

- Viêm điển hình sưng nóng đỏ đau rất dữ dội

- Thường xảy ra đột ngột

- Thường bị 1 khớp xa tim

- 24h – 48h tự khỏi

Viêm khớp Gout mạn tính:

- Viêm nhiều khớp, có thể đối xứng các khớp 2 bên, biến dạng khớp, teo cơ cứng khớp

- Xuất hiện các cục u ( thể tophi) ở vành tai, ở phần mềm cạnh khớp, ở quanh khớp : ngón chân, cổ chân, gối, ngón tay ..

6. Các biện pháp điều trị bệnh gút hiện nay

benh-gut-nhung-van-de-co-ban-ban-khong-duoc-bo-qua

Viêm Khớp gout cấp: uống cho đến khi cơn gout cấp hoàn toàn giải quyết.

Một số lựa chọn thầy thuốc áp dụng cho người bệnh viêm gút cấp bao gồm:

- Colchicin: 1mg

- Nsaid: lựa chọn ưu tiên nhóm ức chế Cox-2: Celecoxid, Entoricoxid. Tránh hạn chế tối đa nhất các tác dụng phụ lên dạ dày.

- Corticoid:

Oral: Prednisolon 20mg – 40mg/ ngày liều dùng cho 5 ngày

ChÍch:

• Methylprednisolon 40 – 120mg/ngày

• Triamcinolone acetonide 40-80mg/ngày

Viêm khớp gout mạn: điều trị dự phòng nối tiếp sau đợt gout cấp:

- Lựa chọn 1: Allopurinol

Liều thông thường cho người lớn bị bệnh gút:

• Liều khởi đầu: bạn nên dùng 100 mg uống mỗi ngày một lần;

• Liều duy trì: bạn nên dùng 200-300 mg (gút nhẹ) uống mỗi ngày một lần hoặc dùng 400-600 mg/ngày (gút tophaceous vừa nặng) chia uống nhiều lần.

- Lựa chọn 2: Febuxostat/probenecid

Febuxostat:

• Liều khởi đầu: uống 40 mg một lần mỗi ngày.

• Liều duy trì: uống 40 mg hoặc 80 một lần mỗi ngày.

Probenecid:

• Liều khởi đầu: bạn dùng 250 mg uống mỗi 12 giờ trong 1 tuần.

• Liều duy trì: bạn dùng 500 mg uống mỗi 12 giờ.

• Liều có thể tăng hàng tháng khoảng 50mg cho đến khi nồng độ axit uric trong máu bạn bình thường. Liều tối đa hàng ngày không nên vượt quá 2 g.

- Đối với người tái phát có thể kèm theo colchicin 1mg để phòng ngừa gout cấp

7. Những lời khuyên người bệnh gút cần biết là gì?

benh-gut-nhung-van-de-co-ban-ban-khong-duoc-bo-qua

- Hạn chế thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, cà ngừ, cá trích, rau cần tây, nấm, các loại đậu, các thực phẩm chứa đường fructose như mật ong

- Hạn chế đồ uống có cồn

- Hạn chế vận động khi khớp đang sưng đau

- Ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước

- Giảm cân và tăng cường vận động

- Gout có thể điều trị hết và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Cần dùng thuốc đúng lúc giảm biến chứng.

Bệnh gút nếu như nó luôn ở trong trạng thái ngủ, bạn sẽ không phải chịu bất cứ ảnh hưởng nào. Nhưng một khi bệnh khởi phát, chắc chắn những cơn gút cấp hay tái phát đều gây ra cho bạn những ảnh hưởng không thể xem nhẹ.

Với những chia sẻ tổng quan và tóm gọn trên đây về bệnh gút và những điều cơ bản cần biết, POCACO hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đọc được những thông tin hữu ích và cần thiết.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

5 | ★ 121
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa