Bệnh gout nên kiêng ăn gì? Có phải kiêng hoàn toàn không?

Bạn thân mến!

Ăn uống rất quan trọng, không chỉ quan trọng cho người đang bệnh mà còn với người khỏe, ăn uống đề phòng và bảo vệ cơ thể mình trước bệnh tật. Bệnh vốn từ miệng và phải cải thiện trước từ miệng, thì bệnh mới khỏi.

Bệnh gout mắc phải phần nhiều do lối sống của người bệnh thiếu tiết độ trong thời gian dài. Ăn nhiều, uống nhiều, làm nhiều, hoạt động nhiều, uống nhiều, ngủ nhiều, tăng cân béo phì,… đều làm cho cơ thể bị mệt mỏi.

Vậy bệnh gout nên kiêng ăn gì? Mà có phải là kiêng hoàn toàn hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!

(Bệnh gout nên kiêng ăn gì? Ảnh minh họa) 

Tại sao bệnh gout phải kiêng ăn một số thực phẩm?

Đối với bệnh nhân mắc gout, các thực phẩm có chứa nhiều purine được ví như liều thuốc độc liều nhẹ - mà mỗi ngày đều bổ sung, âm thầm làm cho bệnh nặng thêm, tăng tích lũy axit uric vào máu và tại các khớp xương, sụn trên cơ thể.

Cho nên, muốn khoanh vùng căn bệnh, trước hết người bệnh phải điều chỉnh thói quen ăn uống, thiết lập lại cho mình một chế độ ăn uống khoa học, điều độ.

Vì lý do gì dẫn đến mắc bệnh gout?

• Do chế độ ăn uống thiếu hẳn rau xanh mà ăn nhiều các thực phẩm đạm béo;

• Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài;

• Ít vận động;

• Thận, gan hoạt động kém;

• Do tính chất công việc và các chấn thương,…;

• Do tâm lý;

• Do sử dụng nhiều thuốc điều trị các căn bệnh khác;

• Và rất nhiều lý do khác nữa.

Vậy thì… bệnh gout nên kiêng ăn gì?

6 nhóm thực phẩm bệnh nhân gout cần phải bỏ qua hoặc hạn chế tối đa

(Ảnh minh họa. Các thực phẩm chứa purine bệnh nhân gout nên kiêng tối đa)

Sau đây là 6 nhóm thực phẩm được khuyến cáo (đối với bệnh nhân gout) cần phải hạn chế tối đa hoặc loại bỏ hẳn:

Nhóm 1: Nội tạng động vật

Nội tạng động vật được đánh giá là loại thực phẩm chứa nhiều purine nhất, làm gia tăng chuyển hóa thành axit uric vào máu và tích lũy tinh thể urat ở các khớp xương.

Ví dụ như: tim, gan, cật, lòng,…

Nhóm 2: Các loại măng hay các loại thực vật tăng trường nhanh như giá đỗ, nấm, dọc mùng (bạc hà),…

Các thực phẩm tăng trường nhanh sẽ làm gia tăng mức độ tổng hợp axit uric trong cơ thể. Loại thực phẩm này sẽ khiến làm cho bệnh gout trở nặng hơn.

Nhóm 3: Trái cây có chứa hàm lượng fructozo cao

Các loại trái cây như mận, nho, đào, lê,… có hàm lượng fructose cao. Các loại trái cây này làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng cấp của bệnh gout. Bạn nên thay bằng các loại trái cây tốt cho người bệnh gout như trái anh đào, việt quất, bưởi, ổi,…

Nhóm 4: Bia và rượu

Sử dụng bia rượu thường xuyên, ngoài gây ảnh hưởng đến gan và thận – 2 cơ quan chịu trách nhiệm đào thải độc tố và axit uric ra ngoài cơ thể. Mà còn làm gia tăng bùng phát cơn đau gout cấp thường xuyên và đau đớn hơn.

Bệnh nhân cần phải loại bỏ thức uống này để bảo vệ tính mạng của mình trước bệnh tật.

Nhóm 5: Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt lợn,… có chứa hàm lượng purine cao, sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát cơn đau gout cấp và làm tích lũy thêm lượng axit uric vào cơ thể. Bạn nên ưu tiên dùng các loại cá nạc, thịt trắng trong bữa ăn hàng ngày.

Nhóm 6: Sữa nguyên chất

Các sản phẩm từ sữa nguyên chất có thể làm căn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nhưng các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua ít béo lại được khuyến khích người bệnh dùng một lượng vừa phải, giúp giảm biến chứng bệnh gout gây ra.

6 nhóm thực phẩm trên đây, chính là câu trả lời súc tích nhất cho câu hỏi của nhiều bạn đọc nê ra: “Bệnh gout nên kiêng ăn gì?”!

Kiêng ăn + vận động điều độ + tinh thần lạc quan + phác đồ điều trị rõ ràng >> đẩy lùi được bệnh gout

(Đời sống luôn duy trì các thói quen lành mạnh sẽ đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tật. Ảnh minh họa)

Ngoài việc cần thiết phải biết được bệnh gout nên kiêng ăn gì, bệnh nhân cần phải biết rõ liều trình điều trị chính và các phương pháp hỗ trợ điều trị chủ động từ chính người bệnh, thì mới đủ sức đẩy lùi những nguy hại mà bệnh gout gây ra.

Chế độ ăn uống khoa học + Vận động điều độ hàng ngày + Tinh thần lạc quan, tích cực + Phác đồ điều trị rõ ràng đạt hiệu quả. Đây là hướng điều trị vừa giúp ngăn chặn triệu chứng cấp tính của căn bệnh, vừa hỗ trợ tích cực đào thải độc tố, axit uric ra ngoài cơ thể, đồng thời, phục hồi cơ quan bị tổn thương bên trong (nhất là gan và thận bị ảnh hưởng nặng nề nhất do phải nỗ lực đào thải lượng axit uric tích lũy cao trong máu).

Quan trọng không kém nữa đó là, ngăn chặn việc hấp thu thêm lượng axit uric từ ngoài qua đường ăn uống nhờ chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ, rau xanh và uống nước đầy đủ.

Chúng ta không thể lơi lỏng khâu nào, vì chúng đều bổ trợ cho nhau, tích cực thúc đẩy nhắm đến đẩy lùi được căn bệnh nan y.

Kết luận, bạn đã trả lời được câu hỏi “Bệnh gout nên kiêng ăn gì?” rồi phải không? Xét cho cùng, việc ăn uống của bệnh nhân gout rất quan trọng. Điều này cũng nhắc nhở cho những ai chưa mắc bệnh và cần phải kiểm soát việc ăn, uống của mình để phòng bệnh.

Bạn tham khảo thêm một số thảo dược chữa bệnh gout an toàn và đem lại hiệu quả điều trị vượt trội cho nhiều bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, thể trạng và nhiều quốc gia trên thế giới.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Hẳn là bạn đã biết được, ăn uống quan trọng như thế nào đến sức khỏe của con người rồi phải không?!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 385
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa