Di truyền là gì? Bệnh gout có di truyền hay không?

 

Bạn đọc thân mến!

Cơ thể con người cũng như bộ máy đã được lập trình sẵn, cơ thể tốt khi các bộ phận đó tốt, cơ thể trở nên xấu khi một trong các bộ phận đó bị tổn thương.

Bệnh gout là căn bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nguyên nhân nào gây nên sự gia tăng đó. Bài viết dưới đây chuyên gia chúng tôi sẽ cho các bạn biết vì sao bệnh gout mỗi ngày một gia tăng? Bệnh gout có di truyền hay không? Mời các bạn cùng tham khảo!

Một vài khái niệm cơ bản về tính di truyền

Di truyền là hiện tượng khi cha mẹ, hay những người cùng hệ máu đã bị nhiễm bệnh thì thế hệ con cái sau sẽ mắc phải.

Gen được coi là yếu tố quyết định của tính di ruyền. gen mang thông tin di truyền và còn là một cấu trúc quy định hình thể bên ngoài của một con người, như nhóm máu, màu tóc, chiều cao…

Di truyền là hiện tượng chuyển tiếp tình trạng của cha mẹ, tới con cái thông qua gen của mình.

Ngoài ra sự di truyền còn có một yếu tố giữ vai trò chủ đạo, đó là nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể là những cấu trúc chứa gen nằm trong tế bào.

Bệnh di truyền là do hiện tượng bất thường về cấu trúc gen hay nhiễm sắc thể.

Thế nào là bệnh gout?

Bệnh gout là căn bệnh của thời đại hóa, thời đại mà con người đặt sự hưởng thụ lên trên hết.

Bệnh phát triển khi lượng axit uric trong máu tăng quá cao, và tình trạng insulin thiếu hụt quá nhiều trong tế bào cũng là một trong những nguyên do gây ra bệnh gout.

Nếu các tình trạng trên càng ngày càng phát triển, làm cho cơ thể mất quá nhiều dưỡng chất, và gây ra bệnh.

Một nghiên cứu mới đây của bộ y tế, thì bệnh gout là căn bệnh thường gặp, và chiếm tỉ lệ tương đương với một số căn bệnh đang phổ biến hiện nay.

Căn bệnh này được chia thành 2 giai đoạn: Bệnh gout cấp tính và gout mãn tính.

Bệnh gout có di truyền hay không?

Gout là căn bệnh gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa, làm cho các hợp chất cần thiết không đủ để đi nuôi cơ thể.  

Trong một số trường hợp, bệnh xảy ra do thói quen sinh hoạt. Nhưng một số trường hợp khác thì lượng acid uric đã có ngay khi em bé mới sinh.

Một số nghiên cứu cho biết gần 50% số người mắc bệnh gút, có tiền sử từ gia đình. Trong đó tỉ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới.

Hiện tượng rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến một số gen, đối tượng mắc bệnh cao là những người cùng trực hệ hay cùng huyết thống.

Ngoài ra bệnh sẽ xuất hiện khi cơ thể của bạn đang trong trạng thái yếu ớt, lại càng làm cho bệnh phát triển nhanh chóng hơn nữa.

Khi cơ địa của bạn có sức đề kháng kém, cùng với cơ thể đang bị bệnh là điều kiện thuận lợi để bệnh đã nặng lại càng nặng thêm.

Trường hợp bệnh nặng nếu như kéo dài hoặc tái phát lại sẽ biến thành mạn tính và có khả năng để lại các biến chứng.

Có phương pháp nào đặc trị bệnh gout không?

Bệnh gout là căn bệnh mãn tính nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm hơn.

Ngoài yếu tố di truyền bệnh còn khởi phát do chế độ sinh hoạt của bệnh nhân không lành mạnh.

Cho đến nay chưa có phương pháp, điều trị đặc hiệu đối với bệnh gout , việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn các cơn đau, hay thay đổi yếu tố gây bệnh.

Một trong những biện pháp dành cho người bệnh, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, để có thể loại bỏ chúng một cách hiệu quả, đồng thời có phương pháp lựa chọn thuốc điều trị một cách phù hợp và đúng đắn.

Một số biện pháp khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do lượng acid uric trong máu tăng cao và hình thành tinh thể urat tại các khớp

Một lượng uric quá nhiều có trong máu gây ra sự cản trở hoạt động bình thường giữa các tế bào, làm cho bệnh dễ dàng nhiễm phải. Thế nên bệnh nhân cần:

Lập ra một thực đơn ăn uống đảm bảo khoa học, đủ chất.

Tránh ăn các loại thức ăn chưa nhiều purin, và uống các loại rượu bia.

Thường xuyên vận động, để cơ thể có sức khỏe dẻo dai, đủ sức đề kháng lại các bệnh tật.

Thăm khám thường xuyên, để phát hiện kịp thời và điều trị.

Nhất là các bà mẹ đã có tiền sử bị bệnh, nên thăm khám để thai nhi đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tránh ăn các thực phẩm gây bệnh.

Việc phòng tránh bệnh nhằm khắc phục tình trạng của bệnh một cách hiệu quả. Ngoài ra kết hợp với việc điều trị bằng phương pháp đông và tây y, sẽ mang lại cho người bệnh một kết quả khả quan hơn.

Từ những chấn đoán trên mà chuyên gia chúng tôi đã đưa ra về vấn đề bệnh gout có di truyền. Mong rằng chúng tôi đã phần nào giúp các bạn biết rõ hơn về căn bệnh di truyền của chính bạn, hay người thân yêu của bạn mà có biện pháp khắc phục tốt hơn.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn!  Thường xuyên thăm khám để bạn và người thân yêu của bạn có một sức khỏe tốt nhất bạn nhé!

Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe!!!

5 | ★ 295
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa