Bệnh gout bị biến chứng nặng nhất tại các khớp xương chân tay "bạn nên biết"

Bạn thân mến!

Tình trạng khớp bị biến dạng, tàn tật vĩnh viễn, hay các u cục kém thẩm mỹ,… chưa kể đến những đau đớn và hậu quả bên trong cơ thể mà người bệnh phải gánh chịu. Bệnh gout bị biến chứng nặng nề nhất ở khớp xương chân tay, một nỗi ám ảnh khủng khiếp cho bệnh nhân.

Chẳng ai có thể ngờ rằng, một ngày, các khớp xương chân tay của mình không còn lành lặn, đi lại khó khăn, và gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, mà nguyên nhân là do những món ăn, thức uống, lối sống sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ về các biến chứng khớp xương chân tay do bệnh gout và cách điều trị phù hợp trong từng giai đoạn như thế nào? 

Bệnh gout bị biến chứng nặng nề ở khớp xương chân tay do nguyên nhân gì?

Bệnh gout là một dạng bệnh viêm khớp, do sự hình thành tinh thể urat ngày càng nhiều, nơi các khớp xương chân tay và một số cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh gout thường mắc phải ở đối tượng nam giới, độ tuổi từ 35 – 55 tuổi, có thói quen uống nhiều rượu bia thường xuyên, ăn các loại thực phẩm giàu đạm, nhân purine và ít vận động.

Bệnh gout để lại nhiều biến chứng nặng nề, nhất là tại các khớp chân tay và thận.

* * Biểu hiện ở các khớp xương như thế nào?

• Viêm khớp và cạnh khớp cấp và mạn tính

• Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là hạt tophi

** Tình trạng khớp nặng nhẹ khác nhau, được biểu hiện rõ rệt qua từng giai đoạn bệnh cụ thể như thế nào?

Bệnh gout bị biến chứng ở khớp xương theo từng giai đoạn bệnh cụ thể như thế nào?

1. Giai đoạn đầu:

Biểu hiện chỉ mới xuất hiện ở các khớp ngón tay hoặc khớp ngón chân, nhất là ngón cái, nổi u cục lên đó là do lắng đọng urat ở bên trong khớp xương. Khi cơn gout cấp xảy đến, phần u cục này sẽ sưng, đau nhức, nóng đỏ, khó chịu, mệt mỏi,… cho bệnh nhân.

Khi cơn đau đã qua, thì các khớp lại trở về bình thường, bệnh nhân vẫn có thể đi lại bình thường, không có bất cứ trở ngại nào.

Nhưng nếu người bệnh không kiểm soát tốt được sự lắng đọng tinh thể urat nơi các khớp xương, thì bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn mạn tính.

2. Giai đoạn gout mạn tính:

Đây là giai đoạn bệnh gout có nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm. Tại các khớp đã xuất hiện cục tophi, không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn.

Chính cục tophi sẽ làm tăng cơ hội cho cơn gout cấp tính xảy ra thường xuyên và có xu hướng nặng hơn, do axit uric tích tụ bên trong, sẽ hòa tan lại vào trong máu.

Hạt tophi càng ngày càng phát triển to, chèn ép gây phá hủy sụn khớp và có nguy cơ dẫn đến tàn phế, dị tật vĩnh viễn.

Hạt tophi là chất bột trắng, nằm dưới da, khi còn nhỏ thì nó hoàn toàn vô hại, không gây đau hay làm cản trở đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân, nhưng khi lớn lên, hạt tophi dễ bị vỡ ra, lở loét trên diện rộng, gây nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử và phải cưa bỏ chi khi cần thiết, để tránh lan sang các vùng khác.

Phòng ngừa và điều trị bệnh gout bị biến chứng tại khớp xương như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh gout bị biến chứng, trước hết chúng ta cần có một đời sống khoa học:

Đời sống điều độ, không đưa thêm rượu bia, các chất kích thích, các loại thực phẩm giàu đạm, béo, chứa nhiều nhân purine,…

Cần có chế độ ăn uống kiêng khem, nhưng phải cung cấp đầy đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hàng ngày, để gia tăng sức đề kháng tự nhiên bên trong cơ thể.

Bạn cần phải vận động, tập thể dục thể thao đều đặn và phù hợp với cơ địa, sức khỏe của mình. Không được tập luyện quá sức, hay làm việc nặng sẽ tăng nguy cơ tái phát cơn đau gout cấp tính.

Hai là phải tăng cường cao thải axit uric đã lắng đọng trong máu và tại các khớp xương, nhằm ngăn sự hình thành thêm.

Kiểm soát việc đưa thêm axit uric vào trong máu và hình thành urat nơi các khớp xương, đồng thời cần phải chú trọng đến đào thải những lắng đọng có sẵn ở bên trong. Bằng các cách sau:

• Uống đầy đủ nước và đúng cách mỗi ngày

• Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược dân gian

• Một số loại thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên an toàn và không tác dụng phụ, giúp đào thải axit uric nhanh chóng, thông qua việc phục hồi và tăng cường hoạt động của các cơ quan chịu trách nhiệm bài tiết như thận, hệ tiết niệu.

Điều trị bệnh gout bị biến chứng tại khớp như thế nào?

Hiện nay, các biến chứng khớp do gout gây ra vẫn được áp dụng hướng điều trị theo Tây y.

Khi hạt tophi to lên, bác sỹ có thể can thiệp phẫu thuật cắt bỏ để ngăn chặn tình trạng vỡ, gây loét, nhiễm trùng.

Tình trạng viêm sưng khớp do cơn gout cấp, có các loại thuốc chống viêm, sưng tấy, giảm đau giúp bệnh nhân vượt qua trong giai đoạn ngắn.

Bệnh gout bị biến chứng tại các khớp để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, cần phải ngăn chặn ngay từ đầu, không cho tiến triển sang giai đoạn nặng, rất khó điều trị, lâu lành và tốn kém chi phí.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 475
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa