Lối thoát cho những người bệnh đái tháo đường là gì?

 

Bạn đọc thân mến!

Theo một số nghiên cứu gần đây về bệnh đái tháo đường trên thế giới, tỷ lệ người bệnh mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa dần.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đưởng ở ngời lớn chiếm khoảng 4 % trong năm 1995 và dự kiến tới năm 2025 con số này sẽ tăng lên 5.4% nghĩa là có khoảng 300 triệu bệnh nhân đái tháo đường trong năm 2025, đây được cho là vấn đề lớn của y tế toàn cầu.

Mặt khác, tình hình về bệnh đái thóa đường đang trở nên đáng lưu tâm hơn khi bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi cụ thể là trẻ em và trẻ vị thành niên.

Vậy bệnh đái tháo đường là gì ? Tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến căn bệnh này? Và làm cách nào để có thể ngăn chặn nó? Mời quý độc giả cùng chúng tôi làm rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Bệnh đái tháo đường – mối nguy hại hiện nay


Ở một người bình thường, quá trình trao đổi chất được diễn ra tuần tự như sau:

Khi chúng ta cung nạp thức ăn và cơ thể, thức ăn sẽ được tiêu hóa và carbonhydrat được chuyển hóa thành các đường đơn, trong đó đa số là đường glucose .

Khi đường được chuyển hóa, đi vào máu, được isulin của tuyến tụy tiết ra vận chuyển và phân bố đi khắp cơ thể.

Hoạt động như “một người dẫn đường” isulin sẽ đưa các tiểu đường đơn đi vào các tế bào trong cơ thể sử dụng cho nhịp sống sinh học thường ngày của chúng ta.

Khi cơ thể của bạn mắc phải bệnh tiểu đường, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng và gián đoạn. Nếu bạn mắc phải bệnh đái tháo đường type 1, nghĩa là tuyến tụy không tiết đủ lượng isulin để vận chuyển đường đến các tế bào, chức năng hoạt động bị giảm sút.

Và nếu bạn mắc phải bệnh đái tháo đường type 2, nghĩa là cơ thể bạn có thể tiết đủ isulin nhưng nó lại hoạt động không hiệu quả, isulin lúc này không thể yêu cầu cơ thể cuả bạn vận chuyển lượng đường trong máu đến các tế bào trong cơ thể và chuyển hóa đúng cách. Bệnh tiểu đường type 2 còn được gọi là bệnh không phụ thuộc vào isulin hay là “kháng isulin”.

Mối nguy hại lâu dài của việc rối loạn hay gián đoạn quá trình chuyển hóa đường là gì?


Theo trung tâm kiểm soát bệnh dịch Hoa Kì năm 2005, nếu tình trạng gián đoạn quá trình chuyển hóa của bạn để quá lâu, hay cơ thể của bạn không đủ nguồn năng lượng trong thời gian, đồng thời là cơ thể bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường, bạn sẽ gặp nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sức khỏe. Cụ thể bạn có thể gặp một số ảnh hưởng như sau:

Bệnh tim: Nguy cơ bạn sẽ tử vong khi mắc bệnh tim cao hơn gấp 2-4 lần so với người bình thường và nguy cơ mắc phải bệnh tim gấp 1.8 lần.

♦ Đột quỵ: Nguy cơ đột quỵ gấp 1,5 và tỷ lệ tử vong nếu như người bệnh tiểu đường mắc phải đột quỵ gấp 2-4 lần so với người không mắc.

♦ Huyết áp cao: trên 70% người bệnh tiểu đường có huyết áp cao.

♦ Mù: Chính bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở người lớn. Có khoảng 28.5% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực.

♦ Bệnh thận: Bệnh tiểu đường cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận giai đoạn cuối. Trong năm 2011 có 222,924 trường hợp suy thận có liên quan đến bệnh nhân tiểu đường ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo hoặc đã trải qua ghép thận.

Ngoài những nguy cơ trên, nếu tình tiểu đường kéo dài còn có thể gây ra các bệnh thần kinh, bệnh nha khoa, gây ra nhiều biến chứng thai kì hay gây tăng tính mẫn cảm với các căn bệnh khác.

Liệu rằng những ảnh hưởng trên mà bệnh tiểu đường gây ra có thể kiểm soát?


Hiện nay với nền y học tên tiến và hiện đại, đã có nhiều loại thuốc điều trị và phương pháp phẫu thuật được ra đời giúp cho bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt hơn.

Tuy nhiên, những phương pháp đó không thể chữa trị dứt điểm được bệnh tiểu đường, nó chỉ một phần nào đó kiểm soát và duy trì các chức năng hoạt động sinh lý ở mức bình thường nhưng việc để điều trị tận gốc của bệnh thì rất khó.

Điều đó có nghĩa là để duy trì ổn định và tránh được những ảnh hưởng và nguy cơ mà bệnh tiểu đường gây ra, người bệnh cần phải sử dụng thuốc suốt đời, điều này gây ảnh hưởng tới kinh tế của người bệnh. Theo ước tính ở Hoa Kì, kinh phí phải chi trả cho việc điều trị bệnh tiểu đường năm 2013 là 245 tỷ đô la, đây là một con số rất lớn.

Vậy Lối thoát cho những người bệnh đái tháo đường là gì?


Mặc dầu những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường lên sức khỏe cũng như kinh tế người bệnh là đáng lo ngại, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn buông xuôi hay bỏ cuộc.

Từ nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh tiểu đường có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ ăn uống của người bệnh. Điều này có nghĩa là một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp ích rất lớn cho người bệnh trong việc kiểm soát các nguy cơ không đáng có xảy ra và từ đó có thể giải quyết được các vấn đề liên quan.

 “Chế độ ăn uống hợp lý” dành cho bệnh đái tháo đường là gì?

Khi bạn đang mang trong mình một căn bệnh bất kì nào đó, đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến vấn đề ăn uống, bạn cần lập cho mình một thưc đơn sao cho lượng calo bạn cung nạp vào cơ thể và những loại thực phẩm phải phù hợp với căn bệnh của bạn.

Đối với người bệnh tiểu đường, bên cạnh việc ước tính được calo cung nạp, người bệnh cần lưu ý tới những loại thực phẩm sau đây:

** Glucid: Sử dụng đường đa phân tử (tinh bột), bánh mì, chất có bột và rau, những thực phẩm hấp thu ở ruột chậm hơn và lượng isulin tiết ra vừa phải. Tránh dùng các loại thực phẩm chứa đường đơn như mật, kẹo, socola,… những thực phẩm này hấp thu nhanh tại ruột và làm cho isulin tiết ra nhanh hơn.

** Lipid: sử dụng dầu thực vật thay cho dầu động vật. Bạn cũng có thể sư dụng dầu cá vì nó chứa các acid không bão hòa.

Lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường đó chính là bạn cần phải ổn định lượng Lipid và glucid cung nạp mỗi ngày. Giờ giấc ăn uống phải đều đặn, nên chia thành 5, 6 bữa ăn mỗi ngày. Đối với người bệnh đái tháo đường type 2 cần tránh bữa ăn phụ.

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần phải lưu tâm tới vấn đề luyện tập mỗi ngày. Việc bạn có một chế độ luyện tập hợp lý có thể giúp cải thiện tác dụng của isulin, làm giảm đường huyết lúc đói và sau ăn, nó cũng giúp bạn cải thiện rối loạn chuyển hóa, tim mạch đồng thời tâm lý ở bệnh nhân đái tháo đường.

Việc bạn phải thay đổi một lối sống với chế độ ăn uống và luyện tập hà khắc để phù hợp với bệnh nghe thật khả thi. Tuy nhiên, vì một sức khỏe tốt và lâu bền, đặc biệt với người bệnh đái tháo đường thì đó là một vấn đề tất yếu và quan trọng trong việc kiểm soát tốt nhất các nguy cơ do bệnh gây ra.

Trao sức khỏe trọn vẹn. Hãy cùng cùng cố gắng để kiểm soát tốt căn bệnh phiền toái này đồng thời cùng chia sẻ bài viết để nhiều người có thể hiểu rõ hơn bạn nhé.

5 | ★ 351
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol