Ăn gì chữa bệnh tiểu đường không sợ tăng đường huyết đột ngột

Bạn thân mến!

Ăn nhiều - có thể gây tăng đường huyết đột ngột. Ăn kiêng khem quá - cơ thể thiếu năng lượng, dưỡng chất sẽ gây mệt mỏi, đuối sức – hạ đường huyết sẽ nguy hiểm hơn.

Vậy ăn gì chữa bệnh tiểu đường để an toàn cho bệnh nhân?

Bạn cần ăn đúng, đủ và phù hợp với cơ thể của mình thì mới sống khỏe - sống vui với bệnh nan y được.

Trong bài chia sẻ này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cách ăn phù hợp cho người bệnh tiểu đường áp dụng tại nhà.

(Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số GI thấp)

Bệnh nhân nên ăn gì chữa bệnh tiểu đường đúng cách?

Một số nguyên tắc sau đây bạn cần tuân thủ đối với khẩu phần hàng ngày của mình:

• Nên ăn nhạt, tỷ lệ muối (trong nêm vào thức ăn và nước chấm) khoảng ít hơn 6g/ ngày.

• Nên ưu tiên chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều rau xanh.

• Các thực phẩm chứa lượng carbohydrate cao như đường, mía, các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, nước quả ép, trái cây đóng hộp, mứt, kẹo, chè, mỡ,…

• Bệnh nhân nên thay thế đường ăn kiêng để tăng thêm vị ngọt và tạo sự ngon miệng cho món ăn mà không bị tăng đường huyết.

• Các thực phẩm chứa tinh bột: Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ,…

• Nên chọn các loại ngũ cốc thô, chà xát ít nên còn giữ được vitamin và khoáng chất.

• Nên ăn các món luộc, nướng hoặc hầm, tránh các món chiên xào, dầu mỡ.

• Hạn chế các thực phẩm thịt hộp, pate, xúc xích,…

• Nên ăn 2 bữa cá/ tuần, ưu tiên các loại các chứa nhiều Omega 3 như cá hồi, các trích, cá mòi, các ngừ,…

• Chỉ ăn phần thịt nạc bò, gà, heo, vịt,… đã bỏ hết da và mỡ

• Sử dụng các loại dầu chiết suất từ thực vật như dầu oliu, đậu nành, mè, bơ khoảng 300mg/ ngày.

• Thịt đỏ và thịt gia cầm dùng từ 3-4 lần/ tuần

• Bỏ rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích, nếu buộc phải uống thì khoảng 2 ly(200ml)/ ngày.

• Uống nước từ 6- 8 cốc (200ml/ cốc) mỗi ngày

• Không được bỏ bữa ăn, hoặc ăn quá no hay để quá đói, vì như vậy sẽ làm tăng/ hạ đường huyết đột ngột rất nguy hiểm.

Khi bạn tuân thủ các điều lưu ý ở trên, chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp duy trì đường huyết và ngăn chặn biến chứng hiệu quả.

Vậy ăn gì chữa bệnh tiểu đường để cung cấp đầy đủ dưỡng chất?

Sau đây là 7 loại thực phẩm chúng tôi gợi ý cho bạn lựa chọn sử dụng trong khẩu phần hàng ngày:

1. Quả Bơ:

Chứa nhiều axit folic, vitamin C, kali, vitamin E là thực phẩm góp phần vào việc ngăn ngừa biến chứng tim mạch và tổn thương dây thần kinh. Đây là thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Cây bông cải (súp lơ)

(Ảnh minh họa. Rau bông cải - súp lơ xanh)

Chứa ít calo, giàu chất xơ, các loại vitamin và muối khoáng. Đặc biệt chứa chất chống oxy hóa - flavonoid, giúp ngăn ngừa lão hóa tế bào, tăng sức đề kháng. Đồng thời hoạt chất trong bông cải kích thích sản sinh enzyme giúp bảo vệ mạch máu và các phân tử gây tổn hại tế bào ở bệnh nhân đái tháo đường.

3. Cá hồi:

Là loại cá béo sống ở vùng nước lạnh. Chứa nhiều omega-3, protein rất tốt cho tim mạch, giúp tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể. Đồng thời là nguồn dưỡng chất cần thiết bổ sung hàng ngày.
Ngoài ra, nhờ chứa nhiều vitamin nhóm B, D nên có tác dụng kháng viêm, đảm bảo cho khớp khỏe và các tổn thương mạch máu do biến chứng tiểu đường.

4. Quả hạnh nhân:

(Ảnh minh họa. Quả hạnh nhân)

Là loại quả có chỉ số GI thấp. Giúp kiểm soát sự tăng đường huyết sau khi ăn. Quả hạnh nhân có chứa nhiều Omega-3, omega-6, canxi, magie, kẽm, vitamin E, chất xơ, chất đạm, chất béo, giúp duy trì và giảm cân cho bệnh nhân đái tháo đường bị thừa cân béo phì.

5. Hành tỏi:

Crom trong hành là một hoạt chất giúp các tế bào phản ứng với insulin tốt hơn, nhờ đó duy trì chỉ số đường huyết ổn định.

Quercetin trong hành giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường như giảm cholesterol xấu, gia tăng cholesterol tốt; nhiễm trùng, ngăn ngừa tụ máu, hen xuyễn,…

6. Bắp cải:

(Ảnh minh họa. Rau bắp cải)

Bắp cải chứa nhiều vitamin C, B1, B2, B6, magie, kali và chất chống oxy hóa - antihyperglyceminc, giúp ngăn ngừa hấp thu đường sau bữa ăn, đồng thời tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể. Do đó, có tác dụng giảm và ổn định đường huyết hiệu quả, và ngăn chặn các biến chứng như béo phì, cholesterol trong máu, bệnh xơ vữa mạch máu, tai biến mạch máu, nhồi máu cơ tim,…

7. Rau bina hay rau bó xôi, rau chân vịt:

(Ảnh minh họa. Rau bina)

Rau bina cung cấp dồi dào các vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể như vitamin K, vitamin A, ma-giê, axit folic, mangan, sắt, canxi, vitamin C, vitamin B2, kali, và vitamin B6. Cũng là nguồn protein, phốt-pho, vitamin E, kẽm, chất xơ và đồng. Ngoài ra, rau bó xôi còn cung cấp xê-len, niacin, axit béo omega-3. Đây là một thực phẩm rất tốt, mà bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên sử dụng thường xuyên.

Chọn ăn gì chữa bệnh tiểu đường mỗi ngày gần như là một “trọng trách” của người bệnh đối với cơ thể của mình. Bạn hãy chọn loại thực phẩm tốt nhất nhé!

Kết luận, ăn gì chữa bệnh tiểu đường là nỗi băn khoăn của người bệnh. Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đã lựa chọn được thực phẩm tốt và cách ăn đúng, nhằm hỗ trợ kiểm soát căn bệnh nan y - tiểu đường.

Bạn tham khảo thêm một số thảo dược tự nhiên rất tốt trong kiểm soát đường huyết và biến chứng bệnh tiểu đường.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Áp dụng thực dưỡng chính là cách điều trị và ngăn ngừa bệnh tật tốt nhất từ ông bà ngày xưa để lại.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 360
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol