Điều trị tiểu đường khi mang thai – ổn định đường huyết là số 1

 

Bạn thân mến!

Sức khỏe của phụ nữ mang thai rất quan trọng, mọi nỗ lực của các bà mẹ và gia đình đều luôn giữ cho sức khỏe của mẹ và em bé luôn luôn ổn định.

Đối với bà mẹ mắc tiểu đường khi mang thai, điều này còn được quan tâm đặc biệt hơn. Mọi phương pháp áp dụng điều trị tiểu đường khi mang thai đều hướng về sự ổn định đường huyết – đó là mục tiêu hàng đầu để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi, trong suốt quá trình mang thai cho đến khi vượt cạn.

Nhưng theo chúng tôi, việc điều trị tiểu đường khi mang thai cần phải được tầm soát trong 3 giai đoạn: trước khi mang thai, trong khi mang thai và sau khi sinh em bé. Trong bài viết này chúng tôi sẽ nói rõ hơn về vấn đề này!

Tinh thần lạc quan sẽ giúp người mẹ giảm tác động do tiểu đường thai kỳ mang lại 

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Tại sao chúng ta cần quan tâm đến giai đoạn trước khi mang thai?

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các vấn đề liên quan đến tình trạng béo phì thừa cân của người mẹ; do chế độ ăn uống thiếu khoa học và thiếu vận động trước mang thai; các vấn đề về tâm lý; tuổi tác; sức khỏe;… cũng là nguy cơ cao dẫn đến mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nên việc điều trị tiểu đường khi mang thai sẽ lại khó khăn hơn, vì còn phải giải quyết các vấn đề tồn đọng trước đó như:

• Phải kiểm soát cân nặng nếu đang bị thừa cân béo phì;

• Điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều rau xanh và trái cây, thực phẩm giàu chất xơ

• Vận động đều đặn sẽ giúp tăng sức đề kháng, tăng độ dẻo dai của cơ thể, giảm mỡ dư thừa, tăng độ nhạy của insulin và cơ chế trao đổi chất bên trong.

• Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tránh được các biến chứng do cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng.

Và chính những vấn đề tồn lại này, là gánh nặng khi mang thai mà người mẹ phải điều chỉnh sớm trước khi quyết định có thai.

Điều trị tiểu đường khi mang thai trong suốt 9 tháng 10 ngày thai nghén và đến khi sinh

Suốt thời gian 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, người mẹ phải đối diện biết bao sự thay đổi trong thời gian mang thai; những triệu chứng cấp tính của bệnh tiểu đường; các biện pháp cân bằng lượng đường huyết, đảm bảo được sức khỏe và độ an toàn của em bé;… tất cả đều quan trọng và cấp bách cả.

Đối với bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ ăn uống và lối sống cùng với hướng điều trị tiểu đường khi mang thai nhằm mục tiêu duy nhất và quan trọng nhất - ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT.

1. Thông qua điều chỉnh lối sống:

• Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chú ý sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, ít ngọt đường; hạn chế tối đa đường tinh bột (nhưng không được để thiếu); uống nước đủ.

• Chế độ vận động : Tập luyện nhẹ nhàng và đều đặn hàng ngày phù hợp với cơ thể của mình và sức khỏe của hai mẹ con.

• Tinh thần: Bà mẹ mang thai bình thường, tinh thần đã phải luôn được đề cao và chú ý tốt nhất.

Mẹ mang thai mà bị tiểu đường, thì dễ gặp phải nhiều tâm lý trái chiều hơn, tâm lý bi quan, căng thẳng, lo lắng,… sẽ luôn thường trực.

Bởi thế nên gia đình và chính bản thân người bệnh cần phải ý thức rõ được việc cần phải có tinh thần lạc quan và vui vẻ, mới có thể giữ an toàn cho thai nhi và vượt qua được bệnh tật.

2. Phương pháp tiêm insulin:

Trong trường hợp, việc điều chỉnh lối sống chưa đạt được hiệu quả hoặc do vấn đề nào khác, mà bác sỹ thấy cần phải kết hợp với tiêm insulin để đảm bảo sự an toàn nhất cho thai phụ.

Tuy rằng, tiêm insulin được đánh giá an toàn cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng, nhưng rõ ràng, vẫn có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến và ít-nhiều có tác động đến sức khỏe và sự phát triển của em bé sau này.

Người mẹ phải quyết tâm trong việc loại bỏ các thực phẩm đường-ngọt

Giai đoạn hậu sản, việc điều trị tiểu đường vẫn phải tiếp tục duy trì

Sau khi sinh xong, các rối loạn chuyển hóa glucose ở trong giai đoạn mang thai sẽ kết thúc, trả lại sự bình thường cho sức khỏe của sản phụ và em bé.

Nhưng không vì vậy, mà chúng ta quên đi các nguy cơ tiềm tàng vẫn luôn thường trực và ngấm ngầm giữ kín bên trong, sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường thực sự khi gặp cơ hội. Người mẹ có thể phát triển thành tiểu đường type 2 và trẻ có thể mắc tiểu đường type 1/ type 2 tùy theo lứa tuổi trưởng thành.

Vậy nên, hậu sản việc điều trị tiểu đường khi mang thai vẫn phải tiếp tục, tức là bà mẹ và em nhỏ vẫn cần phải duy trì một lối sống lành mạnh: chế độ ăn uống đủ chất; vẫn phải kiêng khem những thực phẩm đường ngọt và các sản phẩm từ đường; trái cây nhiều ngọt cũng nên ăn vừa phải.

Chứ, không thấy các triệu chứng đường huyết tăng mà cho rằng đã về đích an toàn, quên đi vực thẳm của căn bệnh nan y giăng ra vẫn tiềm ẩn trong thân thể.

Điều này, cũng sẽ ngăn chặn nguy cơ cho người mẹ sẽ bị mắc tiểu đường thai kỳ cho lần mang thai sau.

Kết luận, điều trị tiểu đường khi mang thai không chỉ gói gọn trong giai đoạn mang thai, mà người mẹ cần phải luôn ý thức được việc cần phải phòng ngừa và điều trị trước khi – trong khi – sau khi giai đoạn thai kỳ, để bảo vệ cho chính mình và cho em bé.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chăm sóc sức khỏe cho gia đình là việc cần ưu tiên số 1, vì khi không có sức khỏe, chúng ta không thể sống trọn vẹn và bình an như thường.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 304
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol