Chồng tôi bị bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường có bị di truyền không

 

Hỏi: Chào bác sỹ!

Tôi muốn hỏi bác sỹ, bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không? Hiện nay, mẹ chồng tôi cũng bị bệnh tiểu đường, giờ chồng tôi cũng phát hiện bị tiểu đường tuýp 2 khoảng 4-5 năm nay. Giờ tôi có hai đứa con 1 trai, 1 gái liệu các cháu có bị ảnh hưởng bởi căn bệnh gia đình này không? Và tôi cần phải có các cách chủ động phòng ngừa căn bệnh như thế nào cho tôi và các con? Xin cảm ơn bác sỹ. (Chị Loan, 41 tuổi, Thủ Dầu Một, Bình Dương).

Chào chị Loan,

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình về bệnh tiểu đường trên trang web PoCaCo của chúng tôi. Sau đây tôi xin giải đáp các thắc mắc của chị về vấn đề chị hỏi trên.

Hẳn rằng, chị là một người phụ nữ đảm đang và một người mẹ biết nhìn xa trông rộng để tìm tòi những phương pháp bảo vệ sức khỏe chủ động cho cả gia đình mình. 

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh rối loạn nội tiết, do tuyến tụy thiếu hụt sản sinh insulin hoặc không tận dụng tối đa được insulin cho mọi hoạt động cần thiết cho cơ thể, nên dẫn đến các rối loạn chuyển hóa về glucose, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường mắc phải phần nhiều là do lối sống được hình thành từ gia đình, cha mẹ nên khi trưởng thành, con cái thường mang thói quen ấy sinh hoạt trong đời sống riêng tư, khi lập gia đình cũng vậy, có xu hướng ảnh hưởng rất nhiều đến con cái.

 

(Hình ảnh minh họa)

Vậy bệnh tiểu đường có bị di truyền không?

Bệnh tiểu đường có xu hướng di truyền, tỷ lệ dễ mắc bệnh khi có cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ bị mắc tiểu đường của những đứa trẻ thường cao hơn những đứa trẻ không có cha, mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Tôi có thông tin minh họa trong trường hợp này để chị có thể dễ hình dung:

* Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1:

+ Nếu cả cha lẫn mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 thì con cái của họ có nguy cơ mắc bệnh khoảng 30%.

+ Trường hợp cha bị bệnh tiểu đường, đứa con sinh ra có 6% mắc bệnh tiểu đường.

+ Trường hợp mẹ bị bệnh tiểu đường, đứa trẻ sinh ra có 4% mắc bệnh tiểu đường giống mẹ khi người mẹ sinh con trước 25 tuổi và chỉ có 1% khi người mẹ sinh con trên 25 tuổi.

* Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2:

+ Nếu cả cha lẫn mẹ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ con cái của họ mắc căn bệnh này là 75%.

+ Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50 thì con cái họ có nguy cơ mắc bệnh là 14%, còn sau 50 tuổi thì khả năng mắc bệnh của con cái họ chỉ còn 8%.

Vậy là, chồng chị đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của các cháu ở nhà sẽ cao hơn các đứa trẻ khác. Chính vì vậy chị cần phải có biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ cho các cháu. Tôi không biết các cháu nhà chị bây giờ bao nhiêu tuổi và chế độ ăn uống hiện nay của các cháu như thế nào?

Chế độ ăn như thế nào là hợp lý và giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị sớm bệnh tiểu đường?

Một cách khôn ngoan nhất, chúng ta nên làm những gì trong tầm tay mình, chứ để đến khi mắc bệnh thì chẳng còn gì để nói nữa.

Nhưng tôi nói trước, có nhiều bệnh nhân tiểu đường điều trị thất bại vì không thể “vượt qua được chính mình”, các thói quen ăn uống sinh hoạt đã ăn sâu vào máu rồi nên rất khó để điều chỉnh.

Chị cũng cần kiên quyết nói “không” với các món ăn không nên có trong gia đình mình nhé!

* Sau đây là các thực phẩm chị nên ăn trong chế độ ăn của gia đình mình, loại bỏ những sản phẩm chứa hàm lượng đường cao và khó tiêu hóa, nhiều chất béo, dầu mỡ,… ra khỏi bữa ăn.

  • Các loại thịt trắng như gà nạc bỏ da.
  • Sữa và sữa chua, trứng giàu protein có lợi.
  • Rau quả màu xanh đỏ: táo bơ, bông cải xanh, cà rốt…
  • Các loại hạt: hạt bí ngô, hướng dương, mè, hạnh nhân, óc chó, macca, lúa mạch, …
  • Ngũ cốc nguyên cám như lúa mạch, gạo lứt,…
  • Dầu olive, bơ đậu phộng,…
  • Các loại cá
  • Thịt nạc.
  • Ăn nhạt, ít muối, đường, ăn chậm, nhai kỹ.
  • Uống nước đều đặn trong ngày khoảng 2 – 2,5 lít/ ngày.

(Hình ảnh rau củ quả)

* Chế độ vận động hợp lý:

+ Cả gia đình nên có chế độ tập luyện cùng nhau, vừa khỏe người, vừa có thời gian bên cạnh nhau sau những giờ ngoài công việc.

+ Ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, nên dậy sớm.

+ Giữ không khí gia đình luôn vui vẻ, thoải mái.

* Khám sức khỏe định kỳ:

+ Đo lượng đường huyết tại nhà

+ Tầm soát bệnh tiểu đường định kỳ cho cả gia đình, phát hiện kịp thời và có phương án điều trị sớm căn bệnh.

Xem thêm tại đây >>> Điều trị bệnh tiểu đường.

Không chỉ riêng gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường, mà xu hướng chế độ ăn uống sinh hoạt như bây giờ trong dân số thì bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh đã dần trở nên đáng sợ đến mức nào, khi càng ngày càng trẻ hóa.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 304
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol